Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Thời giờ làm việc của người chưa thành niên như thế nào?
  • Thứ ba, 14/05/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1382 Lượt xem

Thời giờ làm việc của người chưa thành niên như thế nào?

Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Quy định về Thời giờ làm việc của người chưa thành niên theo Bộ luật lao động

Điều 146. Thời giờ làm việc của người chưa thành niên

1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. 

Tư vấn về Thời giờ làm việc của người chưa thành niên theo Bộ luật lao động

Do lao động chưa thành niên hiểu biết xã hội, hiểu biết cuộc sống còn hạn chế, khả năng tự bảo vệ chưa cao, dễ bị bóc lột và lợi dụng, nên trong thực tế, nhiều chủ sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ, tổ hợp tác, cá nhân trong các làng nghề, cơ sở xây dựng, sử dụng lao động sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thủ công,… đã kéo dài thời giờ làm việc trong ngày, thậm chí có trường hợp bóc lột tối đa sức lao động của lao động chưa thành niên tới 14, 15 giờ trong một ngày.

Họ hầu như không được nghỉ ngơi, học tập, tham gia các hoạt động xã hội khác, từ đó làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần của lao động chưa thành niên. 

Bởi vậy, để bảo vệ lao động chưa thành niên khi tham gia quan hệ lao động, ngoài quy định các nghề, công việc được sử dụng lao động chưa thành niên, điều kiện tuyển dụng lao động chưa thành niên, các quyền lợi về việc làm, tiền lương,… pháp luật còn đặc biệt quan tâm đến điều kiện lao động vệ sinh, an toàn và thời giờ làm việc. Theo đó, Điều 146 giới hạn cụ thể về thời giờ làm việc của người chưa thành niên nói chung, trong đó chủ yếu đối với lao động chưa thành niên khi tham gia quan hệ lao động.

Cụ thể, người sử dụng lao động phải bố trí thời giờ làm việc hợp lý, không được vượt quá mức trần thời gian làm việc do BLLĐ quy định. Đặc biệt, đối với người chưa đủ 15 tuổi, người sử dụng lao động không được bố trí họ làm việc quá 04 giờ trong 01 ngày, 20 giờ trong 01 tuần, tức là bằng nửa thời giờ làm việc của người lao động thành niên làm công việc bình thường trong điều kiện bình thường. Mục đích là nhằm tạo điều kiện cho họ được nghỉ ngơi, dành thời gian để học tập và tham gia các hoạt động xã hội khác. 

Đối với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thời giờ làm việc không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần, đồng thời chỉ được làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường. Do người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã có sự phát triển tương đối về thể lực, sức khỏe và trí lực, nên để đáp ứng nhu cầu thu nhập của họ và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp thủ công, vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, họ có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào họ cũng được thỏa thuận làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm mà chỉ trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Mục đích của quy định này là nhằm bảo đảm cho người lao động chưa thành niên phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần. Nếu người sử dụng lao động vi phạm các quy định về thời giờ làm việc đối với lao động chưa thành niên thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định. 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi