Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thời gian thử việc là bao nhiêu lâu?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3436 Lượt xem

Thời gian thử việc là bao nhiêu lâu?

Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận cụ thể về thời gian thử việc phù hợp với tính chất, yêu cầu của công việc và nguyện vọng của hai bên.

Quy định của pháp luật lao động về thử việc: 

Theo quy định Điều 25 Bộ luật lao động 2019 về thời gian thử việc:

“Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Thời gian thử việc là bao nhiêu lâu?

Tư vấn về thời gian thử việc

 Bình luận về quy định thử việc trong Bộ luật lao động:

Thời gian thử việc là một trong những nội dung bắt buộc các bên phải thỏa thuận nếu có thử việc. Để tránh sự lạm dụng từ phía người sử dụng lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động, Nhà nước quy định chỉ thử việc một lần đối với một công việc, đồng thời ấn định thời gian thử việc tối đa tương ứng với từng nhóm công việc cụ thể.

Theo Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

+ không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

+ không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Như vậy, với quy định cụ thể như hiện nay, thời gian thử việc đối với trường hợp không quá 60 ngày và không quá 30 ngày sẽ không được tính theo ngày làm việc của người lao động mà tính theo dương lịch (nói cách khác là thời gian thử việc sẽ bao gồm cả những ngày nghỉ theo quy định).

Căn cứ vào quy định trên, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận cụ thể về thời gian thử việc phù hợp với tính chất, yêu cầu của công việc và nguyện vọng của hai bên. Trên thực tế, thường người sử dụng lao động sẽ tận dụng tối đa thời gian thử việc được quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động.

Thậm chí, nhiều trường hợp vì cho rằng thời gian thử việc mà Bộ luật Lao động quy định là quá ngắn để có thể đánh giá một con người (cả về năng lực, phẩm chất, ý thức…) trước khi nhận họ vào làm việc chính thức hoặc vì các mục đích khác mà không ít người sử dụng lao động đã dùng các cách thức khác nhau để kéo dài thời gian thử việc của người lao động như: sau khi kết thúc thời gian thử việc theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động với người lao động ngay, mà lại ký hợp đồng học nghề (hợp đồng đào tạo nghề) thêm vài tháng (chẳng hạn, ký hợp đồng đào tạo nghề 3 tháng, 6 tháng); người sử dụng lao động cho người lao động vào tập nghề một thời gian trước khi thử việc; thử việc hết thời gian quy định, hai bên làm thủ tục chấm dứt quan hệ, sau một thời gian ngắn, có trường hợp chỉ vài ngày, người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại thử việc (về thủ tục được tiến hành như một người được tuyển mới)…

Thực tế cũng không ít trường hợp người sử dụng lao động quy định thời gian thử việc đồng loạt tại đơn vị 2 tháng hoặc 3 tháng, không cần căn cứ vào loại công việc và cũng không căn cứ vào quy định của pháp luật. Biện pháp “quay vòng” thực chất là một cách lạm dụng, tuy nhiên do sức ép của công ăn việc làm hoặc do thiếu hiểu biết nên các vụ tranh chấp về thử việc rất ít được đưa ra giải quyết.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Những trường hợp không được đình công?

Các cuộc đình công, nhất là cuộc đình công lớn, dài ngày, thường gây ảnh hưởng, thậm chí có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, pháp luật không cho phép đình công trong 6 nhóm doanh nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, xã...

Công ty mẹ thay đổi địa chỉ có bắt buộc phải thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh?

Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh được thực hiện khi chi nhánh thay đổi địa chỉ, thông tin đăng ký thuế, người đứng đầu chi nhánh,...Như vậy, pháp luật không quy định việc thay đổi địa chỉ trụ sở của công ty mẹ thì phải thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi...

Văn phòng luật sư có chức năng gì?

Văn phòng luật sư có thể chuyển đổi thành công ty luật trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư theo quy định của pháp...

Công chức hành chính là gì?

Pháp luật hiện hành không quy định về công chức hành chính, tuy nhiên có thể hiểu, công chức hành chính là cách gọi thực tế của nhiều người về công chức chuyên ngành hành...

Phân tích Điều 251 Bộ luật hình sự

Phân tích Điều 251 Bộ luật hình sự gồm có những nội dung gì, quý độc giả hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu được đầy đủ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi