Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Thời gian làm việc của trạm y tế xã phường
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 12627 Lượt xem

Thời gian làm việc của trạm y tế xã phường

Trạm y tế tại xã, phường là những cơ quan chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và có những chức năng nhiệm vụ riêng. Vậy trạm y tế xã, phường có làm việc theo thời gian hành chính không?

Trạm y tế xã, phường là địa chỉ khám chữa bệnh quen thuộc của người dân tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều người dân chưa nắm rõ các quy định về thời gian làm việc của trạm y tế xã phường.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về thời gian làm việc của trạm y tế xã phường, cơ cấu tổ chức của trạm y tế xã, phường? Chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường?

Thời gian làm việc của trạm y tế xã phường

Trạm y tế xã, phường với đội ngũ người lao động là viên chức sự nghiệp y tế được phân công, bố trí làm việc tại trạm y tế xã, phường. Như vậy trạm y tế xã, phường phải tuân theo giờ làm việc hành chính theo quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019.

Theo đó, giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần.

Tuy nhiên do tính chất đặc thù của công việc phải luôn đảm bảo cấp cứu, khám, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh nên viên chức y tế xã, phường ngoài làm việc theo chế độ 8 giờ/ngày thì viên chức y tế xã, phường phải phân công thường trực 24/24 giờ tại trạm y tế xã, phường, kể cả ngày lễ và thứ bảy, chủ nhật.

Như vậy thời gian làm việc của trạm y tế xã phường là 24/24 giờ, trạm y tế xã, phường luôn có viên chức y tế túc trực tại trạm y tế để kịp thời khám, chữa bệnh cho người dân.

Cơ cấu tổ chức của trạm y tế xã, phường?

Theo Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ quy định về y tế xã, phường, thị trấn thì Trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là Trạm y tế xã) là đơn vị thuộc Trung tâm Y tế huyện .

– Trạm Y tế xã có Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm;

– Trưởng trạm phân công lĩnh vực công tác cho viên chức làm việc tại Trạm y tế xã, phường bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của Trạm y tế theo quy định.

– Giám đốc Trung tâm Y tế huyện quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng trạm, Phó Trưởng trạm và luân chuyển, điều động viên chức làm việc tại Trạm Y tế theo thẩm quyền và phân cấp quản lý ở địa phương.

– Dựa trên cơ sở nhu cầu thực tế, khối lượng công việc và điều kiện kinh tế xã hội  để cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng của từng chức danh nghề nghiệp làm việc tại Trạm y tế xã.

Thứ 7 trạm y tế có làm việc không?

Viên chức y tế xã làm việc theo chế độ ngày làm 8 giờ và phân công thường trực 24/24 giờ tại trạm y tế (kể cả ngày lễ và thứ bảy, chủ nhật) để đảm bảo cấp cứu, khám, chữa bệnh , phòng chống dịch và bảo vệ cơ sở nhà trạm.

Như vậy, theo quy định trên thời gian làm việc của trạm y tế xã được phân công trực là 24/24. Do đó, thứ 7 trạm y tế có làm việc ngày thứ 7.

Chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường

Trạm y tế xã, phường có chức năng cung cấp, thực hiện dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong phạm vi địa bàn xã. Cụ thể:

– Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật: Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh, giám sát, thực hiện chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch;

– Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng, y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định, tham gia kiểm tra và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

– Khám bệnh, chữa bệnh; phòng bệnh và thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu; phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động;

– Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa phương;
– Các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường; chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo quy định của pháp luật.

– Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin; hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, phát triển vườn thuốc nam;

– Quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính;

– Cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng và tuyên truyền biện pháp phòng, chống;

– Hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản; phối hợp với các cơ quan thực hiện công tác dân số  kế hoạch hóa gia đình.

Trên đây là nội dung bài viết thời gian làm việc của trạm y tế xã phường. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi