Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Thỏa ước lao động tập thể hết hạn theo Bộ luật lao động 2024
  • Thứ tư, 03/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1551 Lượt xem

Thỏa ước lao động tập thể hết hạn theo Bộ luật lao động 2024

Trong thời hạn 90 ngày trước ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, các bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể hoặc ký kết thỏa ước lao động tập thể mới. Trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể thì phải lấy ý kiến theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Thỏa ước lao động hết hạn xử lý như thế nào?

Điều 83 Bộ luật lao động quy định về Thỏa ước lao động tập thể hết hạn. Theo đó, khi thỏa ước lao động hết hạn xử lý như sau: 

Trong thời hạn 90 ngày trước ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, các bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể hoặc ký kết thỏa ước lao động tập thể mới. Trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể thì phải lấy ý kiến theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này. 

Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà các bên vẫn tiếp tục thương lượng thì thỏa ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 

Tư vấn về thỏa ước lao động hết hạn

Theo quy định tại khoản 3 Điều 78 của BLLĐ năm 2019 thì thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên và phải ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Theo đó, thỏa ước lao động tập thể hết hạn là khi hết thời gian có hiệu lực mà các bên đã thỏa thuận ghi trong thỏa ước lao động tập thể đó.

Tuy nhiên, do thỏa ước luôn có vai trò quan trọng trong xây dựng và duy trì quan hệ lao động giữa các bên nên mặc dù điều luật có tên là thỏa ước hết hạn nhưng nội dung không tập trung vào quy định thế nào là hết hạn hay giải quyết các quyền, nghĩa vụ, lợi ích các bên khi thỏa ước hết hạn mà tập trung chủ yếu vào các quy định có tính chất tạo điều kiện để các bên tiếp tục có thỏa ước. 

Việc thương lượng để có được thỏa ước thường khá khó khăn và kéo dài, do đó trên cơ sở xác định thời gian thương lượng thông thường không quá 90 ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 70, tại Điều 83 cũng đưa ra quy định vừa có tính yêu cầu, vừa có tính gợi mở, đó là trong thời hạn 90 ngày trước ngày hết hạn, các bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước hoặc ký kết thỏa ước mới.

Sự gợi mở này vừa hướng các bên tập trung vào mục tiêu là kéo dài hoặc ký mới được thỏa ước, vừa hướng các bên chú ý tới yếu tố thời gian gắn với các yêu cầu về quy trình thương lượng để đạt được mục tiêu. 

Khi các bên đạt được mục tiêu thỏa thuận kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể, điều này cũng gần như đồng nghĩa với việc đạt được một bản dự thảo thỏa ước áp dụng cho giai đoạn mới và để chính thức áp dụng thì phải lấy ý kiến theo quy định tại Điều 76 của BLLĐ và quyền quyết định này phụ thuộc vào đối tượng lấy ý kiến (toàn thể người lao động hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động, tùy theo loại thỏa ước). Quy định này chính là nhằm để những thỏa thuận đạt được phải đáp ứng lợi ích đa số của bên người lao động. 

Trường hợp khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà các bên vẫn tiếp tục thương lượng, điều này đồng nghĩa với việc hai bên đều cùng hướng tới mục tiêu là nhằm đạt được một thỏa thuận nào đó, khi đó Bộ luật mở ra cơ chế gia hạn có tính pháp định về hiệu lực của thỏa ước, kéo dài thời hạn thỏa ước “không quá 90 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”, điều này có tác dụng hỗ trợ tích cực cho các bên cùng hướng tới mục tiêu đạt được những thỏa thuận tích cực dựa trên những nền tảng đã có trong quan hệ lao động. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi