Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thỏa ước lao động tập thể theo quy định của Bộ Luật lao động mới nhất
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 15366 Lượt xem

Thỏa ước lao động tập thể theo quy định của Bộ Luật lao động mới nhất

Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể người lao động và đại diện người lao động hoặc người lao động. Hội nghị người lao động được tổ chức theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi:

Chào Luật sư! Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau về thỏa ước lao động tập thể theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 đó là việc doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn có bắt buộc ký thỏa ước lao động tập thể hay không ? Trong trường hợp nào doanh nghiệp phải ký thỏa ước lao động tập thể và điều kiện để doanh nghiệp tổ chức hội nghị người lao động là như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của bạn ! Về câu hỏi này, trung tâm tư vấn pháp luật Hoàng Phi xin được trả lời bạn như sau:

Thỏa ước lao động tập thể là gì?

Điều 75. Thỏa ước lao động tập thể

1. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.

Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.

2. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Điều 76. Lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể

1. Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.

2. Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.

Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.

3. Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.

4. Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

5. Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.

Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.

6. Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.

Từ đây ta có thể thấy rằng, thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động. Mà đại diện tập thể lao động theo quy định của pháp luật chính là công đoàn (có thể là công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp nơi doanh nghiệp chưa có công đoàn). Do đó, doanh nghiệp không bắt buộc phải có công đoàn thì mới có thỏa ước lao động tập thể vì đại diện công đoàn cấp trên trực tiếp có quyền ký thỏa ước lao động tập thể tại những doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở. Và thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết trong trường hợp các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp tập thể kèm theo các điều kiện như trên.

Quy định về hội nghị người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 mà cụ thể là tại Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc thì :

Điều 47. Hội nghị người lao động

1. Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.

2. Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.

3. Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 48 Nghị định này.

Theo đó thì doanh nghiệp có từ 10 người lao động trở lên phải tổ chức hội nghị người lao động, hội nghị người lao động được tổ chức 12 tháng một lần và hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức hội nghị toàn thể đối với doanh nghiệp có dưới 100 lao động, theo hình thức hội nghị đại biểu đối với doanh nghiệp có từ 100 lao động trở lên. Cũng theo quy định tại nghị định này thì trách nhiệm tổ chức hội nghị người lao động thuộc về :

Một là, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng quy chế tổ chức hội nghị người lao động, bố trí địa điểm, thời gian, các điều kiện vật chất cần thiết và tổ chức hội nghị người lao động. Quy chế tổ chức hội nghị người lao động được ban hành sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và phải được phổ biến công khai đến người lao động trong doanh nghiệp.

Hai là, tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động tham gia xây dựng và thực hiện quy chế tổ chức hội nghị người lao động.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.


Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật lao động để được giải đáp những thắc mắc có liên quan như:

Thỏa ước lao động tập thể phải lập thành mấy bản?

Tôi là Trần Xuân Phúc. Giám độc công ty  Hoa Mai. Do trong quá trình hoạt động có một số vấn đề, để bảo vệ quyền lợi của người lao động, tập thể lao động trong công ty đề nghị tiến hành thương lương tập thể và lập thỏa ước lao động tập thể trong phạm vi doanh nghiệp. Luật sư cho tôi hỏi, khi giao kết thỏa ước lao động tập thể, các bên kí kết bao gồm những ai? Và thỏa ước lao động tập thể phải lập thành mấy bản.

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, người kí kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp

Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể trong phạm vi doanh nghiệp.

Người ký kết thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp được quy định như sau:

– Bên tập thể lao động là đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

– Bên người sử dụng lao động là người sử dụng lao động hoặc người đại diện của người sử dụng lao động.

Như vậy, người tham gia kí kết thỏa ước lao động tập thể phải đúng thẩm quyền. Nếu kí sai thẩm quyền sẽ dẫn đến thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

Thứ hai, Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp phải làm thành 05 bản, trong đó:

–  Mỗi bên ký kết giữ 01 bản;

–  01 bản gửi cơ quan nhà nước theo quy định tại Điều 77 của Bộ luật này, cụ thể: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.

–  01 bản gửi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 01 bản gửi tổ chức đại diện người sử dụng lao động mà người sử dụng lao động là thành viên.

Do đó, theo quy định trên thì thỏa ước lao động sau khi kí kết xong phải được lập thành 05 bản do tập thể lao động, người sử dụng lao động, Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, công đoàn cấp trên trực tiếp,tổ chức đại diện người sử dụng lao động nắm giữ.

Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.Thời hạn của thỏa ước lao động tập thể  là từ 01 đến 03 năm.Trường hợp công ty bạn mới kí kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp lần đầu tiên thì có thể kí kết với thời hạn 01 năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi