Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Thế nào là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền?
  • Thứ năm, 02/03/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 708 Lượt xem

Thế nào là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền?

Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền sẽ được đảm bảo thực thi bởi hệ thống luật pháp. Thế nào là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền?

Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền được coi là một trong những chủ trương quan trọng trong quá trình sửa đổi các quy định về luật bảo vệ môi trường. Vậy Thế nào là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền? Khách hàng quan tâm theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Thế nào là Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền yêu cầu những người gây ra bất kỳ ô nhiễm nào cũng phải trả tiền cho hậu quả. Nguyên tắc này ảnh hưởng đến bất kỳ loại ô nhiễm nào, dù là đất, không khí hay nước.

Ví dụ, nếu một cơ sở công nghiệp tạo ra bất kỳ chất thải hoặc hóa chất độc hại nào dưới dạng sản phẩm phụ trong quá trình hoạt động của họ, thì họ phải đảm bảo xử lý an toàn các sản phẩm độc hại đó.

Nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” là một thực tiễn được chấp nhận phổ biến mà những người gây ra ô nhiễm phải chịu chi phí quản lý để ngăn ngừa thiệt hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường.

Ví dụ, một nhà máy sản xuất một chất có khả năng gây độc như một sản phẩm phụ của các hoạt động của nó thường phải chịu trách nhiệm về việc loại bỏ nó một cách an toàn. Nguyên tắc trả tiền cho người gây ô nhiễm là một phần của bộ các nguyên tắc rộng hơn nhằm hướng dẫn phát triển bền vững trên toàn thế giới.

Hiểu một cách đơn giản, dễ hiểu nhất thì Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền đúng như hàm ý của tên gọi, đòi hỏi người gây ô nhiễm phải chi trả các chi phí phát sinh do vấn đề ô nhiễm môi trường mà họ gây ra.

Khi là một nguyên tắc pháp lý và được đưa vào các quy định pháp luật, nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền sẽ được đảm bảo thực thi bởi hệ thống bộ máy thực thi luật pháp, nhờ đó người gây ô nhiễm sẽ buộc phải chi trả các khoản chi phí phát sinh do ô nhiễm. Các chi phí phát sinh do ô nhiễm có hàm ý rộng, và trong thực tế cách diễn giải về các khoản chi phí mà người gây ô nhiễm phải trả cũng rất đa dạng.

Nguồn gốc ra đời nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là?

Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền (Polluter-Pays Principle: PPP) có xuất phát điểm là một nguyên tắc kinh tế về phân bổ chi phí, được đề xuất nhằm “nội hóa” các khoản chi phí thiệt hại môi trường, vốn thường bị người sản xuất gây ô nhiễm môi trường bỏ qua và không được phản ánh trong giá cả hàng hóa liên quan.

Quá trình “nội hóa” chi phí theo nguyên tắc PPP có thể được hiểu là người sản xuất gây ô nhiễm buộc phải chi trả cho các chi phí môi trường phát sinh do hành vi gây ô nhiễm của họ, từ đó những khoản chi phí này được phản ánh trong số sách kế toán và đưa vào giá thị trường của các giao dịch kinh tế liên quan. Việc phải chi trả cho vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ tạo ra động lực kinh tế cho người gây ô nhiễm

Người gây ô nhiễm chi trả các khoản chi phí nào?

Zahar (2018) đã tổng kết khái quát hai cách hiểu chính về các khoản chi phí phát sinh do ô nhiễm mà người gây ô nhiễm phải trả. Theo nghĩa hẹp, người gây ô nhiễm phải trả: (1) chi phí của các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm do họ thực hiện nhằm tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường; (2) chi phí thiệt hại do vấn đề ô nhiễm môi trường gây ra, bao gồm cả những thiệt hại trong trường hợp tai nạn hay sự cố môi trường.

Theo nghĩa rộng thì ngoài 2 khoản chi phí trên, người gây ô nhiễm còn phải trả các chi phí của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo thực thi nguyên tắc PPP này, ví dụ như chi phí hành chính để thực thi các quy định quản lý môi trường, chi phí xác định mức thiệt hại dô ô nhiễm môi trường, chi phí xác định chủ thể gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm cho thiệt hại môi trường.

Thêm vào đó, trong những khuyến nghị đầu tiên về nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền, Tổ chức OECD đã đưa ra các khoản chi phí người gây ô nhiễm phải trả theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các khoản chi phí phát sinh do vấn đề ô nhiễm (OECD, 1992).

Lúc này, nguyên tắc PPP có thể được hiểu như là một “nguyên tắc không trợ cấp cho ô nhiễm môi trường”, có nghĩa là bất kỳ các khoản chi phí nào phát sinh do ô nhiễm mà được tài trợ chi trả từ nguồn thu ngân sách nhà nước đều được coi như là không phù hợp với nguyên tắc PPP. Nói cách khác, người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm chi trả tất cả các chi phí phát sinh do vấn đề ô nhiễm.

Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ở Việt Nam đã được ứng dụng chưa?

Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền đã được công nhận rộng rãi trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật có nhiều quy định về việc tổ chức, cá nhân phải trả các loại thuế, phí,… cho các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố liên quan đến môi trường.

Bên cạnh đó, đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường, xả thải bừa bãi,… gây tác động xấu đến môi trường, làm suy thoái môi trường cũng sẽ phải chịu các hình thức xử phạt hành chính là trả tiền phạt, bồi thường thiệt hại…

Ví dụ:

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

Đồng thời Việt Nam còn quy định về thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường. Đây là những minh họa cho việc vận dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền ở Việt Nam, với sự tập trung vào nhóm chi phí thiệt hại do ô nhiễm là dạng chi phí mà người gây ô nhiễm phải trả:

– Thuế bảo vệ môi trường: loại thuế này áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa mà khi sử dụng tác động xấu đến môi trường. Có thể thấy rằng loại thuế này áp dụng ngay đối với các chủ thể sản xuất, sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường. Việc áp dụng thuế này nhằm nâng cao nghĩa vụ của các chủ thể trong xã hội khi sử dụng, sản xuất các loại sản phẩm, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, từ đó khuyến khích việc sản xuất, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.

– Phí bảo vệ môi trường: đây là khoản tiền mà các cá nhân, tổ chức có hành vi xả thải vào môi trường hoặc có hành vi khác tác động đối với môi trường. (Luật Bảo vệ môi trường). Hành vi xả thải ra môi trường chính là hành vi trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, nên dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, thì những cá nhân, tổ chức xả thải phải nộp phí bảo vệ môi trường.

Trên đây là chia sẻ của Luật Hoàng Phi về giải đáp thắc mắc liên quan đến Thế nào là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi