Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Thế chấp tài sản là gì? Ví dụ về thế chấp tài sản
  • Thứ năm, 13/04/2023 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 6363 Lượt xem

Thế chấp tài sản là gì? Ví dụ về thế chấp tài sản

Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm việc thực hiện một nghĩa vụ nhất định và không giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

Thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm được các bên trong giao dịch thường xuyên áp dụng tuy nhiên không phải ai cũng nắm được thế chấp tài sản là gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thế chấp tài sản là gì?

Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm việc thực hiện một nghĩa vụ nhất định và không giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

Trong quan hệ về thế chấp tài sản thì bên có nghĩa vụ sẽ phải dùng tài sản để bảo đảm về việc thực hiện nghĩa vụ của mình và được gọi là bên thế chấp. Bên có quyền gọi là bên nhận thế chấp.

Tài sản được dùng để thế chấp vẫn do bên thế chấp giữ, tuy nhiên các bên vẫn có thể thỏa thuận về việc giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp đó.

Bên thế chấp phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các thông tin về tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp; giao tài sản đã thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi không thực hiện được nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận.

Từ những nội dung trên có thể hiểu được thế chấp tài sản là gì theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành.

Đối tượng của thế chấp tài sản?

Đối tượng của thế chấp tài sản là những tài sản có giá trị, có thể chuyển nhượng được và được pháp luật cho phép sử dụng để thế chấp, bảo đảm cho khoản nợ hoặc các nghĩa vụ tài chính khác. Các tài sản này bao gồm:

– Tài sản cố định: đây là các tài sản như đất đai, nhà cửa, văn phòng, thiết bị sản xuất, máy móc, ô tô, tàu thuyền, máy bay, và các tài sản cố định khác.

– Tài sản lưu động: đây là các tài sản như tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá trị, hàng hóa, vật liệu, và các tài sản khác có giá trị chuyển động.

– Quyền sử dụng tài sản: đây là các quyền như quyền sử dụng đất, quyền thương mại, quyền tác giả, quyền sử dụng hình ảnh, quyền sử dụng thương hiệu, quyền sử dụng bản quyền và các quyền sử dụng tài sản khác.

Thế chấp tài sản thường được sử dụng như một hình thức bảo đảm cho các khoản vay và các nghĩa vụ tài chính khác. Khi khoản nợ được trả đủ, tài sản thế chấp sẽ được trả lại cho người sở hữu ban đầu. Tuy nhiên, nếu khoản nợ không được trả đủ thì tài sản thế chấp có thể bị thụt giảm giá trị hoặc bị tịch thu để giải quyết nợ.

Đặc điểm của thế chấp tài sản?

Đặc điểm của thế chấp tài sản là:

– Hình thức của việc thế chấp tài sản:

Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành một hợp đồng riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Các bên có thể tự thỏa thuận về việc công chứng, chứng thực văn bản thế chấp; một số trường hợp bắt buộc phải công chứng, thực theo quy định của pháp luật.

– Tài sản thế chấp:

Nếu thế chấp toàn bộ hoặc một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản và động sản đó cũng được coi là tài sản thế chấp trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác về vấn đề này.

Nếu thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản đó cũng thuộc về tài sản thế chấp trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác về vấn đề này.

– Hiệu lực của việc thế chấp tài sản:

Hợp đồng thế chấp tài sản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác về vấn đề này. Việc thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

– Quyền của bên thế chấp:

Bên thế chấp có quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản thế chấp; nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác.

– Quyền của bên nhận thế chấp tài sản:

Xem xét, kiểm tra tài sản được dùng để thế chấp; thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật; xử lý tài sản thế chấp nếu khi đến thời hạn bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận.

Ví dụ về thế chấp tài sản?

Ở những nội dung trên chúng tôi đã phân tích khái niệm thế chấp tài sản là gì và đặc điểm của thế chấp tài sản. Trong nội dung này sẽ đưa ra ví dụ về thế chấp tài sản như sau

Bà A vay ông B một khoản tiền là 900 triệu thời hạn trả do hai bên thỏa thuận là 1 năm, bà A thế chấp cho ông B giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có căn nhà mà bà A đang là chủ sở hữu.

Từ ví dụ trên thấy được rằng đối tượng thế chấp ở đây là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là nhà của bà A.

Hình thức thế chấp là bà A và ông B có thỏa thuận và ký kết với nhau hợp đồng vay và hợp đồng thế chấp. Trong trường hợp thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định.

– Quyền của ông B trong trường hợp này là kiểm tra, xem xét giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở mà bà A dùng để thế chấp có đúng thuộc quyền sở hữu của bà A hay không. Nếu đến hết thời hạn 1 năm như đã thỏa thuận mà bà A không thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì ông B có quyền xử lý tài sản thế chấp của bà A là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và căn nhà.

– Nghĩa vụ của bà A: thanh toán khoản nợ theo như đã thỏa thuận trong hợp đồng vay, giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông B nếu hai bên thỏa thuận về vấn đề này. Cung cấp các thông tin cần thiết về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và căn nhà cho ông B khi có yêu cầu.

Vai trò của thế chấp tài sản?

– Biện pháp thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có nhiều ưu điểm hơn so với các biện pháp bảo đảm khác. Với việc không bắt buộc chuyển giao tài sản bảo đảm nên được các bên chủ thể ưu tiên lựa chọn.

– Bên nhận thế chấp do không trực tiếp nắm giữ tài sản nên sẽ không cần phải mất chi phí bảo quản, giữ gìn tàu sản trong thời gian thế chấp, không phải chịu trách nhiệm về bồi thường thiệt hại nếu là hư hỏng hay mất tài sản thế chấp.

– Bên thế chấp tài sản sẽ không phải chuyển giao tài sản cho bên thế chấp do đó vẫn có thể tiếp tục khai thác công dụng, sử dụng tài sản và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản thế chấp. Ngoài ra người thế chấp cũng có thể dùng một tài sản để thế chấp với nhiều nghĩa vụ khác nhau nếu tổng các nghĩa vụ phải thanh toán không lớn hơn giá trị của tài sản thế chấp.

Bài viết trên đã giúp khách hàng giải đáp được thế chấp tài sản là gì và vai trò của thế chấp tài sản trong các giao dịch. Khi có thắc mắc cần hỗ trợ quý khách vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá bài viết:
4.3/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi