Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thay đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân có phải thông báo với cơ quan thuế?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1851 Lượt xem

Thay đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân có phải thông báo với cơ quan thuế?

Thay đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân có phải thông báo với cơ quan thuế? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời nhé!

Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có hiệu lực từ ngày 5/12/2020 quy định những hành vi vi phạm mới, trong đó có việc thay đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân không thông báo với cơ quan thuế đúng hạn.

Công ty Hoàng Phi luôn cập nhật tất cả những chính sách pháp luật mới nhất để gửi tới các bạn đọc, các khách hàng của mình. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp tới Quý độc giả thắc mắc: Thay đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân có phải thông báo với cơ quan thuế? Từ đó, Quý độc giả thuận lợi trong việc thực hiện thủ tục thay đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân, tránh bị xử phạt do vi phạm.

Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân là gì?

Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân là những giấy tờ chứng minh thông tin nhân thân cơ bản của một công dân Việt Nam, trong đó bao gồm các thông tin như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi đăng ký thường trú, ảnh nhận dạng,…

Để hiểu một cách chính xác những loại giấy tờ này, Quý vị có thể tham khảo các giải thích dưới đây theo quy định pháp luật:

+ Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. (Điều 1 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ về Chứng minh nhân dân);

+ Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này. (Khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014).

Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân là những giấy tờ bắt buộc xuất trình trong hầu như tất cả các thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước (như đăng ký hộ tịch, đăng ký xe, kê khai thuế,…), các thủ tục với các tổ chức tín dụng, tài chính (làm thẻ ATM, rút tiền trực tiếp tại ngân hàng, vay tài chính,…). Do đó, chứng minh nhân dân và căn cước công dân đóng vai trò rất quan trọng với một cá nhân.

Khi nào phải thông báo thay đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân?

Thay đổi chứng minh nhân dân, cước cước công dân chính là đổi, cấp lại chứng minh nhân dân. Theo quy định hiện nay, việc đổi, cấp lại chứng minh nhân dân, căn cước công dân được thực hiện trong nhiều trường hợp như: chứng minh nhân dân, căn cước công dân bị mất, bị hư hỏng, thay đổi các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định về quốc tịch,….

Sau khi thực hiện thành công thủ tục thay đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân tại cơ quan công an, cá nhân có chứng minh nhân, căn cước công dân thay đổi cần thực hiện thông báo việc thay đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân tới các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có liên quan nơi đang lưu trữ, quản lý thông tin hay có giao dịch với mình.

Các thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân nằm trong thông tin đăng ký thuế của cá nhân. Do đó, khi thay đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân, Quý vị cần lưu ý thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền.

Thời hạn thông báo thay đổi thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân tới cơ quan thuế

Như nội dung đã đề cập trên đây, thông báo thay đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân với cơ quan thuế chính là một trong những trường hợp cụ thể về thay đổi thông tin đăng ký thuế.

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 36 Luật Quản lý thuế năm 2019 về thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế thì:

– Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.

– Trường hợp cá nhân có ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế cho cá nhân và người phụ thuộc thì phải thông báo cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi; tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ủy quyền của cá nhân.

Như vậy, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi với trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hoặc chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ủy quyền của cá nhân trong trường hợp cá nhân có quyền quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện thay đổi thông tin đăng ký thuế, cá nhân/ tổ chức theo quy định phải thông báo thay đổi thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân với cơ quan thuế.

Mức phạt chậm thông báo thay đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân tới cơ quan thuế

Ngoài việc giải đáp thắc mắc: Thay đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân có phải thông báo với cơ quan thuế? Luật Hoàng Phi xin lưu ý Quý độc giả về mức phạt chậm thông báo thay đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân tới cơ quan thuế được áp dụng từ ngày ngày mai (tại thời điểm thực hiện bài viết) – ngày 05/12/2020 theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ, cụ thể như sau:

Trường hợp thay đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế:

+ Phạt cảnh cáo khi quá thời hạn trong 01 đến 30 ngày và có tình tiết giảm nhẹ;

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi quá hạn trong 01 đến 30 ngày và không có tình tiết giảm nhẹ;

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi quá thời hạn từ 31 đến 90 ngày;

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi quá thời hạn từ 91 ngày trở lên

– Trường hợp thay đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế:

+ Phạt cảnh cáo khi quá thời hạn trong 01 đến 30 ngày và có tình tiết giảm nhẹ;

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi quá thời hạn trong 01 đến 30 ngày và không có tình tiết giảm nhẹ;

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi quá thời hạn từ 31 đến 90 ngày;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng khi quá thời hạn từ 91 ngày trở lên.

Lưu ý: Đối với trường hợp cơ quan chi trả thu nhập chậm thông báo thay đổi thông tin về chứng minh nhân dân khi người nộp thuế là cá nhân ủy quyền thực hiện thông báo thay đổi sẽ áp dụng mức phạt riêng.

Nhìn chung, so với mức phạt được quy định trong nghị định trước đó là Nghị định 129/2013/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt này đã tăng lên đáng kể. Tất cả các cá nhân, tổ chức cần chú ý thay đổi kịp thời để tránh bị áp dụng chế tài.

Trong quá trình tham khảo bài viết: Thay đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân có phải thông báo với cơ quan thuế? Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc chưa được giải đáp rõ, hãy liên hệ ngay Luật Hoàng Phi qua số Tổng đài tư vấn pháp luật nhanh 1900 6557. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, trân trọng!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (11 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi