Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Thủ tục thành lập công ty tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An
  • Thứ sáu, 19/04/2024 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 387 Lượt xem

Thủ tục thành lập công ty tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An

Quỳnh Lưu là huyện đồng bằng ven biển, với diện tích tự nhiên 43.762,87ha, dân số 279.977 (tính đến 03/4/2013); có 33 đơn vị hành chính (gồm 32 xã và 1 thị trấn), 406 thôn, bản, khối phố.

Trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận được nhiều yêu cầu hỗ trợ về thủ tục thành lập công ty tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về thủ tục này, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ. Do đó, Quý độc giả đừng bỏ qua.

Một vài nét về huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An

Quỳnh Lưu là huyện đồng bằng ven biển, với diện tích tự nhiên 43.762,87ha, dân số 279.977 (tính đến 03/4/2013); có 33 đơn vị hành chính (gồm 32 xã và 1 thị trấn), 406 thôn, bản, khối phố. Huyện có tuyến đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 48, đường sắt Bắc Nam, đường Tỉnh lộ 537 đi qua; có khu du lịch biển Quỳnh, vùng thị tứ đang hình thành và phát triển. Địa hình đa dạng, phức tạp được chia làm ba vùng gồm miền núi – bán sơn địa; đồng bằng và ven biển. Cơ cấu dân cư đa dạng, với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống.

Toàn huyện có 20 di tích lịch sử văn hóa được công nhận (trong đó có 11 di tích cấp Quốc gia và 9 di tích cấp tỉnh); Gia đình văn hoá chiếm 75,6%; 259/406 thôn, bản, khối phố đạt danh hiệu “Làng văn hoá” chiếm tỷ lệ 63,8%; có làng văn hóa Quỳnh Đôi, xã văn hóa Quỳnh Hậu.

Khoảng cách từ huyện lỵ là thị trấn Cầu Giát đến tỉnh lỵ là thành phố Vinh khoảng 60Km. Phía Bắc huyện Quỳnh Lưu giáp thị xã Hoàng Mai, Phía Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp huyện Tân Kỳ và huyện Nghĩa Đàn; Phía Tây Nam giáp huyện Yên Thành; Phía Nam giáp huyện Diễn Châu.

Những lưu ý trước khi thành lập công ty tại Quỳnh Lưu

Thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp

Quý vị được tự do lựa chọn các loại hình doanh nghiệp gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên dựa trên nhu cầu của mình.

So công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần là những loại hình được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn bởi tính chịu trách nhiệm hữu hạn của chủ thể góp vốn và khả năng mở rộng quy mô trong tương lai.

Để giúp Quý vị có cho mình quyết định phù hợp với nhu cầu, chúng tôi chia sẻ những ưu và nhược điểm của hai loại hình công ty này.

1/ Ưu điểm và hạn chế của công ty cổ phần

– Ưu điểm:

+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập nên mang tính ổn định rất cao. Nếu trường hợp có một cổ đông rút vốn hay phá sản thì công ty cổ phần vẫn có thể tiếp tục hoạt động mà không bị ảnh hưởng.

+ Các cổ đông chỉ cần chịu trách nhiệm cụ thể về tài sản và các khoản nợ tương đương với số vốn góp, cổ phần sở hữu nên tính rủi ro cho cổ đông là rất thấp.

+ Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động nguồn vốn cho việc phát triển công ty.

+ Việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông trong công ty có thể tiến hành một cách tự do và dễ dàng.

+ Vốn điều lệ của công ty cổ phần có thể thay đổi bằng cách cho công ty phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn đầu tư vào công ty.

+ Số lượng cổ đông của công ty cổ phần không bị giới hạn vù vậy doanh nghiệp có thể nhận nhiều nguồn đầu tư từ nhiều cổ đông khác nhau.

– Hạn chế:

+ Công ty cổ phần phải có tối thiểu là 03 cổ đông mới có thể thành lập công ty;

+ Do số lượng cổ đông công ty không giới hạn nên một số trường hợp công ty có quá nhiều cổ đông dẫn đến ảnh hưởng việc quản lý và điều hành công ty.

2/ Ưu điểm và hạn chế của công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Ưu điểm:

+ Chỉ cần có hai thành viên tiến hành góp vốn là đã có thể mở công ty TNHH hai thành viên trở lên.

+ Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp đã góp nên ít gây rủi ro;

+ Điều kiện chuyển nhượng vốn chặt chẽ nên các chủ sở hữu dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi thành viên.

– Nhược điểm:

+ Việc huy động vốn bị hạn chế do không được phát hành cổ phiếu, do đó bị hạn chế về quy mô và khả năng mở rộng các lĩnh vực ngành nghề.

+ Bị giới hạn về số thành viên công ty là đến 50 thành viên nên có thể sẽ bị bỏ lỡ một số cơ hội từ các nhà đầu tư khác.

Thứ hai: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Công ty được tự do kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm, tuy nhiên phải xác định những ngành nghề này và đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc ghi nhận những ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh một phần giúp nhà nước quản lý hoạt động của doanh nghiệp, một mặt tạo sự tin tưởng của các đối tác, khách hàng khi làm việc với doanh nghiệp. Để gọi tên các ngành nghề kinh doanh Quý vị có thể tham khảo Quyết định số 27/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, các văn bản pháp luật chuyên ngành có quy định liên quan.

Việc xác định rõ ngành nghề kinh doanh cũng giúp doanh nghiệp kiểm tra điều kiện kinh doanh với ngành nghề đó để đáp ứng.

Thứ ba: Tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là yếu tố cơ bản giúp nhận diện, phân biệt giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác trên thị trường, là một trong những nội dung bắt buộc của Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự là:  Loại hình doanh nghiệp; Tên riêng.

– Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Ngoài ra, tên doanh nghiệp còn liên quan đến các tài sản trí tuệ doanh nghiệp có thể có trong tương lai như nhãn hiệu, tên thương mại.

Thứ tư: Vốn của doanh nghiệp

– Doanh nghiệp được quyết định số vốn cụ thể của mình. Tuy nhiên, Quý vị cần lưu ý, số vốn này không thấp hơn số vốn pháp định, tức là số vốn tối thiểu để kinh doanh với ngành, nghề nhất định theo quy định pháp luật.

– Tỷ lệ góp vốn theo nhu cầu, năng lực của các cá nhân, tổ chức.

– Về tài sả góp vốn, tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

– Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

– Đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, thành viên công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty như sau:

+ Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

+ Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.

– Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

Thứ năm: Địa chỉ trụ sở công ty

Trụ sở của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định bởi số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư từ điện tử nếu có. Căn hộ chung cư dùng để ở không được sử dụng làm địa chỉ trụ sở công ty.

Hồ sơ thành lập công ty tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cần những gì?

Tùy vào loại hình doanh nghiệp cụ thể, Quý vị chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty tương ứng gồm các thành phần dưới đây:

Thứ nhất: Với doanh nghiệp tư nhân

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Thứ hai: Với công ty hợp danh

1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ ba: Với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ tư: Với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thủ tục thành lập công ty tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An

Để thành lập công ty tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, Quý vị thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Soạn hồ sơ thành lập công ty tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An

Dựa trên loại hình doanh nghiệp Quý độc giả lựa chọn, Quý vị chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ thành phần trên đây chúng tôi chia sẻ. Ngoài ra, trong trường hợp không tự mình làm thủ tục thành lập công ty, Quý vị lưu ý có văn bản chứng minh vấn đề ủy quyền. Cụ thể theo Điều 12 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp thì:

“ 1. Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

2. Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.

3. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

4. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì việc ủy quyền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Bước 2: Nộp hồ sơ và sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước

Hiện nay, để đăng ký thành lập doanh nghiệp nói chung và thành lập công ty tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An nói riêng được thực hiện trực tuyến trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo đường link https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx. Tuy nhiên Quý vị cần đăng ký tài khoản trước khi kê khai thông tin nộp hồ sơ.

Nếu hồ sơ được thông báo hợp lệ, nộp tất cả hồ sơ gốc đã chuẩn bị đến bộ phận một cửa thuộc Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An để nhận kết quả. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ cần tiến hành sửa đổi, bổ sung và nộp lại.

Bước 3: Nhận kết quả

Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Có thể gộp bước này với bước nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, Quý vị cần chuẩn bị trước Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục II-24 Danh mục các mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Bước 5: Thực hiện các công việc khác để đưa doanh nghiệp vào trạng thái hoạt động

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quý vị cần làm các thủ tục khác như làm dấu; đăng ký chữ ký điện tử; mở tài khoản ngân hàng của công ty; chuẩn bị hồ sơ thuế ban đầu và nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của cơ quan thuế quản lý, nộp thuế môn bài theo quy định pháp luật…

Luật Hoàng Phi hỗ trợ thành lập công ty thế nào?

Hiện nay, Luật Hoàng Phi đang triển khai các gói dịch vụ khác nhau để hỗ trợ cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu thành lập công ty tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Chúng tôi sẽ:

– Tư vấn, giải đáp các thắc mắc về đăng ký doanh nghiệp như: chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp, tài sản góp vốn, số vốn, tỷ lệ góp vốn, thủ tục góp vốn, tên doanh nghiệp, địa điểm thành lập doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, quy trình thành lập doanh nghiệp;…

– Hướng dẫn cung cấp thông tin, chuẩn bị tài liệu cần thiết trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp;

– Soạn và hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp;

– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng và làm việc với cơ quan nhà nước để giải quyết vướng mắc trong quá trình nộp, tiếp nhận, xử lý hồ sơ.

– Thông báo nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho khách hàng;

– Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và hỗ trợ các vấn đề liên quan sau thành lập doanh nghiệp.

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ thành lập công ty tại Nghệ An nói chúng và thành lập công ty tại huyện Quỳnh Lưu nói riêng, Quý vị có thể tham khảo bằng việc liên hệ qua hotline 0981.378.999. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa, chúng tôi thự chiện bài viết với những chia sẻ này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để ghi nhận địa chỉ công ty mới trên giấy chứng nhận đăng ký kinh...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Hà Nam

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế là trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ khỏi nơi đã đăng ký tới một địa chỉ mới trong cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc...

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi