Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 482 Lượt xem

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm: Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động và Tòa án nhân dân. Ba cơ quan, tổ chức, cá nhân này đại diện cho 3 phương thức giải quyết tranh chấp lao động là hòa giải, trọng tài và Tòa án (xét xử).

Ai có Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định tại điều 187 Bộ luật lao động, cụ thể như sau:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

1. Hòa giải viên lao động;

2. Hội đồng trọng tài lao động;

3. Tòa án nhân dân. 

Bình luận về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân 

Điều luật này quy định về cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm: Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động và Tòa án nhân dân. Ba cơ quan, tổ chức, cá nhân này đại diện cho 3 phương thức giải quyết tranh chấp lao động là hòa giải, trọng tài và Tòa án (xét xử).

So với BLLĐ năm 2012, BLLĐ năm 2019 đã bổ sung Hội đồng trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Điều đó có nghĩa là tạo thêm cơ hội để các bên trong quan hệ lao động có thể giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoài Tòa án, tăng cường sự thương lượng, thỏa thuận giữa các bên trong việc giải quyết tranh chấp. 

Điều đó hoàn toàn phù hợp với đặc điểm, bản chất của quan hệ lao động cũng như mục tiêu của việc giải quyết tranh chấp lao động. Quan hệ lao động được hình thành trên cơ sở sự thương lượng, thỏa thuận giữa các bên. Còn mục đích của việc giải quyết tranh chấp lao động ngoài việc khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên còn hướng tới việc duy trì mối quan hệ lao động. Bởi vậy, khác với tranh chấp dân sự, việc giải quyết tranh chấp lao động cần phải hướng tới việc tăng cường thương lượng, hòa giải giữa các bên nên việc quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân như quy định của BLLĐ năm 2019 là phù hợp. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi