• Thứ ba, 22/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 948 Lượt xem

Tai nạn lao động là gì?

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là chế độ bảo hiểm xã hội nhằm bù đắp các chi phí chữa trị, bù đắp hoặc thay thế thu nhập từ lao động của người lao động bị giảm hoặc mất do giảm hoặc mất khả năng lao động mà nguyên nhân là tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. 

Tai nạn lao động là gì? là một trong những câu hỏi được rất nhiều người hiện nay tìm kiếm khi thực hiện các chế độ liên quan đến bảo hiểm.

Khái niệm tai nạn lao động 

Theo Điều 105 Bộ luật lao động, tai nạn lao động là tại nạn gây tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. 

Điểm quan trọng nhất để phân biệt tại nạn lao động với tai nạn rủi ro là ở chỗ tai nạn đó có gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của người lao động (bị tai nạn) hay không.

Chỉ được coi là tai nạn lao động khi tai nạn đó xảy ra trong quá trình người lao động thực hiện các nghĩa vụ lao động được pháp luật quy định, nội quy, quy chế của đơn vị sử dụng lao động quy định hoặc theo sự thoả thuận của hai bên trong thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động…

Những trường hợp khác đều được coi là tai nạn rủi ro và áp dụng chế độ bảo hiểm ốm đau để giải quyết quyền lợi cho người lao động. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn lao động sang chủ yếu là do công tác an toàn lao động không được thực hiện tốt.

Sự cố công nghệ như nổ nồi hơi, bình nén khí, bình sinh khí axetylen, thiết bị nâng không đảm bảo an toàn… vị trí, tư thế lao động gò bó, trình độ lao động thấp; ý thức kỷ luật lao động kém; tâm lý lao động không ổn định… đều là những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến tai nạn lao động. 

Khái niệm bệnh nghề nghiệp là gì?

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động (Điều 106 Bộ luật lao động). 

Cũng tương tự như tai nạn lao động, dấu hiệu “gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động” chính là dấu hiệu quan trọng phân biệt giữa bệnh nghề nghiệp và bệnh thông thường.

Điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp có thể là hệ quả của các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại… do các yếu tố hoá học như các chất độc, các loại hơi, khí độc, bụi độc, các chất phóng xạ… do các yếu tố sinh hoá như sinh vật, vi sinh vật, các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, côn trùng… hoặc các yếu tố về tư thế lao động, độ tiện nghi về không gian nơi làm việc, mất vệ sinh, các yếu tố tâm lý không thuận lợi…

Điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động dần dần, phá huỷ các bộ phận, chức năng của người lao động và sinh ra bệnh. 

Dù rất khác nhau về nguyên nhân, tính chất, biểu hiện lâm sàng… song giữa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp lại có điểm chung là đều làm suy giảm khả năng lao động của người lao động hoặc gây tử vong, từ đó làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động của họ.

Chính vì thế, người lao động bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp đều là đối tượng áp dụng chung một chế độ bảo hiểm xã hội. 

Khái niệm chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 

Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, một mặt,người lao động sẽ bị mất hoặc giảm thu nhập từ lao động. mặt khác, các chi phí cho đời sống hàng ngày tăng lên đột ngột, thậm chí là xuất hiện nhiều loại chi phí mới. Từ đó nhu cầu được bảo hiểm của người lao động và gia đình họ trong các trường hợp này càng trở nên bức xúc.

Ngay sau sự ra đời của chế độ bảo hiểm ốm đau, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã xuất hiện trong lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội nói chung với ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với những rủi ro xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với nghề nghiệp của người lao động đồng thời thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của Nhà nước đối với lực lượng lao động và cộng đồng xã hội nói chung. 

Hiểu theo nghĩa rộng, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là chế độ bảo hiểm xã hội nhằm bù đắp các chi phí chữa trị, bù đắp hoặc thay thế thu nhập từ lao động của người lao động bị giảm hoặc mất do giảm hoặc mất khả năng lao động mà nguyên nhân là tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. 

Theo nghĩa này, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động không chỉ được bảo đảm từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội mà chính người sử dụng lao động cũng phải trực tiếp thanh toán các khoản có liên quan đến việc chữa trị, đảm bảo cuộc sống cho người lao động như: chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị… 

Theo nghĩa hẹp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là chế độ bảo hiểm xã hội do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả nhằm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập từ lao động của người lao động bị giảm hoặc mất do giảm hoặc mất khả năng lao động mà nguyên nhân là tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. 

Như vậy, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động được đảm bảo từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội, không bao gồm các khoản chi phí trực tiếp do người sử dụng lao động thanh toán.

Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa này cũng cần lưu ý trường hợp người sử dụng lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo quy định của Nhà nước thì trách nhiệm chi trả của quỹ bảo hiểm xã hội sẽ được dịch chuyển sang người sử dụng lao động để bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Trong trường hợp này, người sử dụng lao động sẽ phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong các văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội. 

Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chỉ được coi là thực sự đầy đủ khi được xem xét theo nghĩa rộng. Bởi vì, trong thời gian người lao động nghỉ việc điều trị tại nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp không những bị mất thu nhập từ lao động mà một loạt các chi phí y tế phát sinh… ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của bản thân và gia đình.

Những thiếu hụt về thu nhập và sự tăng lên về chi phí đã xuất hiện nhu cầu cần được bảo hiểm của người lao động. Có thể coi những quy định của Nhà nước về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chi trả cho người lao động trong giai đoạn điều trị là những quy định về trách nhiệm bảo hiểm trực tiếp của người sử dụng lao động đối với người lao động của mình.  

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi