Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Sử dụng vỉa hè và lòng đường để xe đạp, xe máy bị xử phạt như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3464 Lượt xem

Sử dụng vỉa hè và lòng đường để xe đạp, xe máy bị xử phạt như thế nào?

Gia đình tôi có kinh doanh may mặc trên đường Nguyễn Chí Thanh Hà Nội. Do diện tích nhà không được rộng nên có sủ dụng vỉa vè làm nơi kinh doanh và nơi để xe máy của khách. Với quy định pháp luật tôi sẽ bị xử phạt như thế nào nếu cách sát trật tự lập biên bản.

Câu hỏi:

Gia đình tôi có kinh doanh may mặc trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Do diện tích nhà không được rộng và có rất nhiều nhà xung quanh cũng sử dụng vỉa hè kinh doanh nên gia đình cũng có sử dụng vỉa vè làm nơi kinh doanh và nơi để xe đạp, xe máy của khách. Chúng tôi có bị bên trật tự đô thị thành phố đến thu xe máy và hàng hóa bày bán ngoài vỉa hẻ. Mong luật sư tư vấn giúp với hành vi vi phạm trên tôi sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền.

Trả lời:

Về câu hỏi của anh chúng tôi xin trả lời như sau:

Tổ chức, cá nhân có hành vi lấn chiềm lòng, lề đường thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị  xử phạt theo quy định tại  Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30-12-2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể như:

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5; điểm d, điểm e khoản 6 Điều này

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này.

 Với hành vi vi phạm của gia đình sẽ bị xử phạt theo quy định trên tùy theo múc độ vi phạm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, anh có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi