Sử dụng hình ảnh người khác trái phép vi phạm luật gì?
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thời đại công nghệ phát triển, kéo theo đó là sự phát triển của các ứng dụng mạng xã hội. Vậy việc đăng hình ảnh người khác không xin phép có hợp pháp hay không, nếu không Sử dụng hình ảnh người khác trái phép vi phạm luật gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết.
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015:
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Từ thông tin trên chúng ta phần nào đã giải đáp được câu hỏi Sử dụng hình ảnh người khác trái phép vi phạm luật gì?
Sử dụng hình ảnh người khác trái phép để quảng cáo
Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Do đó, việc sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác phải được người đó đồng ý. Đồng ý ở đây được hiểu là có sự đồng ý của cả hai bên; là thoả thuận và được dùng đúng mục đích giữa người sử dụng hình ảnh của cá nhân với cá nhân có hình ảnh đó.
Bên cạnh đó, khoản 8 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định. Hành vi quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý là hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo.
Trường hợp việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này; sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo. Dù gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp. Người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên. Thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại; áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Trong một số trường hợp quyền của cá nhân đối với hình ảnh có thể bị hạn chế. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh; hoặc người đại diện theo pháp luật. Cụ thể:
– Được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.
– Được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo; hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác.
Tuy nhiên, điều kiện bắt buộc khi sử dụng hình ảnh đó là không làm tổn hại đến danh dự; nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Xử lý hành vi sử dụng hình ảnh người khác để quảng cáo
Với câu hỏi Sử dụng hình ảnh người khác trái phép vi phạm luật gì? Thì Tùy vào mức độ vi phạm mà Hành vi sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo có thể phải chịu trách nhiệm dân sự, hành chính. Thậm chí là cả trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
– Trách nhiệm hành chính
Điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP. Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản cũng quy định phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng. Hành vi đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó.
Điểm b khoản 3 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Quy định về về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý. Trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Mức xử phạt từ 20.000.000 – 40.000.000 đồng.
– Trách nhiệm dân sự
Điều 11 Bộ luật dân sự 2015 có quy định. Trong trường hợp phát hiện bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình, cá nhân đó có quyền:
Yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của mình chấm dứt hành vi vi phạm
Khởi kiện chủ thể có hành vi vi phạm yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm. Bồi thường các thiệt hại về vật chất/tinh thần nếu có. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì chi phí gấp 10 lần mức lương cơ sở vùng.
Yêu cầu hoặc khởi kiện yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm trả thù lao cho việc sử dụng hình ảnh của cá nhân. Trong trường hợp nhằm mục đích thương mại.
– Trách nhiệm hình sự
Nghiêm trọng hơn, nếu trường hợp bên sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo có thể còn đối mặt với việc bị xử lý hình sự. Nếu rơi vào điểm b khoản 1 Điều 288 về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính.
Theo đó, việc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”
Tự ý đưa hình ảnh của người khác lên Facebook là hành vi vi phạm
Về nguyên tắc thì khi sử dụng hình ảnh của người khác phải được sự cho đồng ý của người đó. Tuy nhiên, nếu bạn có thể chứng minh việc bạn sử dụng hình ảnh của họ đăng lên Facebook là vì lợi ích của quốc gia, của dân tộc, của lợi ích công cộng hoặc lấy hình ảnh từ các hoạt động công cộng mà không gây ra tổn hại đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của những người có hình ảnh.
Nếu bạn tự ý sử dụng hình ảnh của người khác mà không được họ đồng ý hoặc hình ảnh bạn sử dụng không phải lấy hình ảnh từ các hoạt động công cộng thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác.
Theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt cho tổ chức có hành vi tự ý đăng ảnh người khác lên Facebook mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
Đối với cá nhân nếu có hành vi vi phạm, mức phạt sẽ bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP), tương đương mức phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.
Bên cạnh đó, nếu hành vi tự ý đăng ảnh người khác lên Facebook là nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Tự ý đưa thông tin cá nhân người khác lên mạng
– Về Xử phạt hành chính
Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Quy định mức xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
“1. Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” ( điểm a khoản 1, Điều 101).
“2. Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật” (điểm e, khoản 3 Điều 102).
– Về xử lý hình sự
Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả của hành vi vi phạm, người thực hiện một trong các hành vi nêu trên có thể bị xử lý về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, với mức hình phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 07 năm tù; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Sử dụng hình ảnh người khác trái phép vi phạm luật gì? Khách hàng theo dõi bài viết có vướng mắc nào khác, vui lòng phản hồi trực tiếp để nhân viên hỗ trợ.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất áp dụng thời hiệu theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 là thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm...

Đánh ghen ngoài đường có phải là gây rối trật tự công cộng?
Với trường hợp đánh ghen ở nơi công cộng như: Đường phố, bến xe, công viên, chợ, rạp chiếu phim…, làm mất trật tự an toàn xã hội, gây ách tắc giao thông có thể bị coi là gây rối trật tự công...

Giấy ủy quyền viết tay có giá trị không?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Hình thức của giao dịch dân sự không quy đinh cụ thể hay bắt buộc cố định nên tạo điều kiện linh hoạt cho các cá nhân lựa chọn....

Cá nhân cư trú là gì? Điều kiện xác định cá nhân cư trú?
Cá nhân cư trú là người có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01)...

Mua pháo hoa Bộ Quốc Phòng ở đâu?
Khách hàng có nhu cầu mua pháo hoa Bộ Quốc Phòng Tại thành phố Hà Nội có thể đến Địa chỉ tại: Số 13/TT13 - Khu đô thị Văn Phú - phường Phú La - quận Hà Đông - Thành phố Hà...
Xem thêm