So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Pháp luật và đạo đức đều là những hệ thống chuẩn mực nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích duy trì, phát triển và bảo vệ trật tự xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị. Vậy So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh ra sao?
Câu hỏi:
So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh
A. Rộng hơn.
B. Hẹp hơn.
C. Lớn hơn.
D. Như nhau.
Đáp án:
Đáp án đúng cho câu hỏi So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chính là đáp án:
A. So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh rộng hơn.
Lý giải việc chọn đáp án A là đáp án đúng do:
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội. Đạo đức là những quan điểm, quan niệm của con người về các phạm trù thuộc đời sống tinh thần của xã hội nhờ đó con người tự nhận thức, tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp trước những lợi ích đặt ra. Đạo đức được thể hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức là một phạm trù vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Ở góc độ cá nhân, đạo đức chính là thước đo để mỗi con người tự đánh giá về hành vi, thái độ, cách ứng xử của mình. Ở góc độ xã hội, đạo đức cũng là chuẩn mực để đánh giá về những hành vi của các thành viên trong cộng đồng thể hiện ở dư luận xã hội, thái độ của xã hội đối với hành vi của các chủ thể.
Xuất phát từ nguồn gốc hình thành cũng như hình thức thể hiện của đạo đức trong đời sống xã hội cho nên phạm vi tác động của đạo đức là rất rộng so với pháp luật. Nếu như pháp luật do nhà nước ban hành không thể và không cần thiết phải điều chỉnh tất cả các quan hệ thì đạo đức có thể tác động tới hầu hết các quan hệ xã hội từ quan trọng đến không quan trọng. Đạo đức không chỉ điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật mà còn tác động tới cả những quan hệ xã hội mà vốn dĩ pháp luật không thể điều chỉnh mặc dù những quan hệ này rất phổ biến như: quan hệ về đính hôn, tổ chức lễ cưới, quan hệ tình yêu, tình bạn…
=> Như vậy đáp án đúng cho câu hỏi So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chính là đáp án:
A. So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh rộng hơn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dịch vụ Luật sư tư vấn thừa kế
Lĩnh vực luật sư tư vấn thừa kế liên quan đến quá trình chuyển nhượng tài sản của một người qua đời cho những người còn sống, được quy định bởi pháp luật và di chúc (nếu...

Dịch vụ luật sư tranh tụng ở Luật Hoàng Phi như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Dịch vụ soạn đơn khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Dịch vụ soạn đơn khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Luật Hoàng Phi như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết...

Dịch vụ luật sư cho người nước ngoài tại Việt Nam
Với trên 10 năm kinh nghiệm và đội ngũ luật sư nghiên cứu và tư vấn chuyên sâu về nhu cầu pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật Hoàng Phi đã cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên người nước ngoài đến từ nhiều quốc gia trên thế...

Năng lực chủ thể bao gồm nội dung gì?
Năng lực chủ thể là khả năng và quyền lực của một cá nhân hoặc nhóm người để tác động và thay đổi hoàn cảnh xung quanh mình, nó được coi là một khía cạnh quan trọng của định hướng tích cực và thành công trong cuộc...
Xem thêm