Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Say rượu đánh người gây thương tích xử phạt thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3560 Lượt xem

Say rượu đánh người gây thương tích xử phạt thế nào?

Với câu hỏi say rượu gây thương tích bị xử phạt thế nào? Thì trên đây là câu trả lời cho mức xử phạt hành chính. Tuy nhiên tùy vào mức độ gây thương tích, người có hành vi còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Từ xưa, ông bà ta đã nhận thấy những tiêu cực từ rượu, rượu vào thì lời ra, đa ngôn đa quá. Không phải tự dưng người ta nói như vậy bởi lẽ thực tế, nhất là trong những năm gần đây, xảy ra nhiều vụ uống rượu bia dẫn đến tình trạng say xỉn rồi gây ra cãi vã giết người, đánh cha, đâm bạn… đã khiến rất nhiều người ngán ngẩm.

Thực trạng này không chỉ xảy ra ngoài xã hội mà còn bắt gặp rất nhiều ngay trong chính những gia đình có người chồng nghiện rượu. Nhiều vụ việc chồng gây thương tích cho vợ, con nguyên nhân chính gây ra là uống rượu. Chuyện nhậu nhẹt xuất hiện mọi nơi, mọi lúc, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược và bất kể ngày đêm, mưa nắng.

Vậy trường hợp say rượu gây thương tích xử phạt thế nào? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi gần đây chứng kiến rất nhiều vụ việc liên quan tới vấn đề này.

Thương tích là gì?

Thương tích là sự tổn hại về sức khỏe được thể hiện bởi những dấu vết ở trên cơ thể, theo đó tùy từng mức độ, tính chất của sự việc mà người gây thương tích bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Say rượu đánh người gây thương tích xử phạt thế nào?

Mức phạt hành chính đối với hành vi uống say rượu gây thương tích được quy định như sau:

Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP mức phạt hành chính đối với hành vi uống say rượu gây thương tích được quy định như sau:

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

+ Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng

Như vậy, nếu có hành vi say rượu, bia gây mất trật tự công cộng, người thực hiện có thể bị phạt hành chính đến 01 triệu đồng.

Ngoài ra, theo điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trường hợp say rượu cố ý gây thương tích cho người khác nhưng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự (tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt) thì người thực hiện sẽ bị phạt hành chính từ 02 – 03 triệu đồng. 

– Truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích:

Với câu hỏi say rượu gây thương tích bị xử phạt thế nào? Thì trên đây là câu trả lời cho mức xử phạt hành chính. Tuy nhiên tùy vào mức độ gây thương tích, người có hành vi còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Điều 13 Bộ luật hình sự năm 2015d quy định: Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, hành vi gây thương tích khi say rượu vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, hành vi đánh người khi say gây thương tích cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác. Người phạm tội có thể bị xử phạt dưới các hình thức sau:

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ

– Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

+ Phạm tội 02 lần trở lên

– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Gây thương tích (trừ trường hợp làm biến dạn vùng mặt) hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%

– Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm nếu làm chết người hoặc gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên

Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu làm chết 02 người trở lên gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134.

Tóm lại, mặc dù người say rượu không làm chủ được hành vi của mình nhưng trước khi uống rượu thì họ vẫn ý thức được mà vẫn lựa chọn hành vi sử dụng chất kích thích. Vì vậy những người này vẫn bị xử phạt thích đáng với hành vi của mình.

Trên đây, chúng tôi đã gửi tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết đối với chủ đề say rượu gây thương tích xử phạt thế nào? 

Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc nào liên quan tới bài viết hay vấn đề liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng và kịp thời.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi