• Thứ tư, 20/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4187 Lượt xem

Sa thải trái pháp luật thì xử lý ra sao?

Tôi đang làm việc theo hợp đồng tại một công ty, do có xích mích, lời qua tiếng lại với giám đốc công ty nên tôi bị giám đốc ra quyết định sa thải tôi. Tôi rất bất bình vì hợp đồng tôi chưa hết hạn và qua tìm hiểu tôi được biết công ty đã sa thải tôi trái pháp luật. Nếu công ty làm sai thì bị xử lý như thế nào

 

Câu hỏi:

Kính thưa Luật sư. Tôi đang làm việc theo hợp đồng tại một công ty, do có xích mích, lời qua tiếng lại với giám đốc công ty nên tôi bị giám đốc ra quyết định sa thải tôi. Tôi rất bất bình vì hợp đồng tôi chưa hết hạn và qua tìm hiểu tôi được biết công ty đã sa thải tôi trái pháp luật. Tôi xin hỏi công ty sẽ bị xử lý như nào và tôi cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, Luật sư của Luật Hoàng Phi trả lời như sau:

Sa thải trái pháp luật thì xử lý ra sao?

Sa thải trái pháp luật

Sa thải là hình thức kỷ luật lao động nặng nhất, đó là việc người sử dụng lao động sử dụng quyền quản lý của mình, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, buộc người lao động phải nghỉ việc không phụ thuộc và hiệu lực của hợp đồng lao động. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người sử dụng lao động cũng có quyền áp dụng hình thức kỷ luật sa thải với người lao động. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì pháp luật lao động đã quy định rõ ràng về căn cứ để người lao động được quyền sa thải cũng như thủ tục sa thải. Một quyết định sa thải đúng pháp luật phải đảm bảo tính hợp pháp về căn cứ cũng như thủ tục sa thải. Nếu vi phạm một trong hai hoặc cả hai điều này thì sa thải đó là trái pháp luật.

–  Về các trường hợp xử lý kỷ luật sa thải: 

Theo quy định tại Điều 126 Bộ Luật Lao động 2012  quy định người sử dụng lao động được quyền sa thải người lao  động khi có một trong các căn cứ sau đây: 

“1.  Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2.  Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

3.  Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.”

Xét trong trường hợp trên, việc bạn có xích mích và lời qua tiếng lại với giám đốc công ty không phải là căn cứ mà pháp luật quy định để phía công ty có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với bạn. Bạn có thể làm đơn khiếu nại lên người sử dụng lao động (người trực tiếp ký hợp đồng lao động với bạn, người trả lương cho bạn). Nếu người sử dụng lao động không giải quyết cho thì có thể gửi đơn khiếu nại lên Thanh tra lao động hoặc ban chấp hành công đoàn cơ sở để được giải quyết. Hoặc bạn có thể gửi đơn đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân đó là Hòa giải viên lao động hoặc Tòa án nhân dân.

–  Về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật sa thải:

Theo quy định tại Điều 123 về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động như sau:

“1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.”

Có thể thấy việc công ty ra ngay quyết định sa thải bạn mà không chứng minh được lỗi của bạn cũng như không có sự tham gia của công đoàn hay bạn chưa được quyền tự bào chữa. Do đó, trường hợp của bạn  công ty đã không đảm bảo tính hợp pháp về căn cứ cũng như thủ tục sa thải.

–  Về hậu quả pháp lý của việc sa thải trái quy định pháp luật:

Hậu quả pháp lý của việc sa thải trái quy định pháp luật được Khoản 3 Điều 33 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất:

” 3. Người sử dụng lao động phải khôi phục quyền và lợi ích của người lao động bị vi phạm do quyết định xử lý kỷ luật lao động hoặc quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động. Trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động.”

Ngoài những nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được quy định tại khoản 1,2,3,4 điều 42 Bộ luật lao động 2012 thì theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 người sử dụng lao động còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như lợi dụng động cơ cá nhân khác mà thực hiện hiện hành vi sa thải trái pháp luật đối với người lao động làm cho người lao động hoặc gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn, hoặc dẫn đến đình công.

Sa thải trái pháp luật thì xử lý ra sao?

Theo đó, Điều 162 của Bộ Luật Hình sự năm 2015 có quy định: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, cụ thể:

Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức; Sa thải trái pháp luật đối với người lao động; Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc.

Ngoài ra, người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm, cụ thể:

Đối với 02 người trở lên; Đối với phụ nữ mà biết là có thai; Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát.

Ngoài hình phạt trên, Luật còn có chế tài bổ sung là người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi