Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyết định ban hành Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân xã
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8555 Lượt xem

Quyết định ban hành Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân xã

Luật sư vui lòng tư vấn cho tôi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền ban hành Quyết định ban hành Quy chế làm việc không? Nội dung của quyết định phải thế nào mới đúng quy định pháp luật?

Có thể bạn quan tâm:

+ Tư vấn thủ tục đăng ký logo cho doanh nghiệp

+ Tư vấn thủ tục đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp

+ Tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp

+ Tư vấn thủ tục đăng ký bản quyền cho doanh nghiệp

Câu hỏi:

Gần đây, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Văn Khê, huyện Mê Linh, Hà Nội đã chỉ đạo cán bộ văn phòng phối hợp với cán bộ tư pháp – hộ tịch soạn thảo bản Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân xã Văn Khê. Sau đó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã đã xem xét, cho ý kiến chỉ đạo việc chỉnh lý rồi sau đó ký Quyết định số 22/QĐ-CT ngày 20/1/2015 về việc ban hành Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân xã. Trong phần căn cứ pháp lý của quyết định có: Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1994, Quyết định số 77/2006/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế làm việc mẫu của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Vậy quyết định này có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Có được ban hành có đúng quy định pháp luật không?

Quyết định ban hành Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân xã

Trả lời:

Thứ nhất, quyết định này có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?

Theo khoản 1 điều 2 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP: 1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân  theo quy định tại Nghị định này phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:

a) Do Hội đồng nhân dân ban hành theo hình thức nghị quyết, Ủy ban nhân dân ban hành theo hình thức quyết định, chỉ thị;

b) Được ban hành theo thủ tục, trình tự quy định tại Luật;

c) Có chứa quy tắc xử sự chung (quy phạm pháp luật), được áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong phạm vi địa phương;

d) Được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật.

Dựa vào những căn cứ trên có thể thấy quyết định ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân xã là văn bản quy phạm pháp luật

Thứ hai, quyết định này có được ban hành đúng quy định pháp luật không?

Về thẩm quyền ban hành, Chủ tịch UBND xã không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ được thay mặt ký ban hành. Do vậy Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Văn Khê sử dụng thẩm quyền chức danh của mình để ban hành văn bản này là sai thẩm quyền.

Về căn cứ pháp lý, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1994 đã được thay thế bằng Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 từ ngày 10/12/2003. Do đó căn cứ pháp lý của quyết định này đã hết hiệu lực thi hành.

Về ký hiệu “22/QĐ-CT” chưa đúng với thể thức văn bản quy phạm pháp luật, phải sửa lại là “22/2015/QĐ-UB”.

Như vậy, quyết định này sai về thẩm quyền ban hành, căn cứ pháp lý, ký hiệu nên có thể thấy quyết định này là văn bản trái pháp luật.

 Trong trường hợp cần tư vấn thêm, anh có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.


Quý vị có thể tham khảo một số nội dung về ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại mục HỎI – ĐÁP luật dân sự của Luật Hoàng Phi như:

Câu hỏi: Những văn bản nào được xác định là văn bản quy phạm pháp luật

Chào Luật Hoàng Phi, em có một thắc mắc sau mong được giải đáp: Em đang học môn pháp luật đại cương ở trường, thỉnh thoảng thầy cô có nhắc đến thuật ngữ “văn bản quy phạm pháp luật” nhưng em không hiểu thế nào là văn bản quy phạm pháp luật. Những văn bản nào được coi là văn bản quy phạm pháp luật? Mong được sự tư vấn từ các Luật sư. Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng liên hệ Luật Hoàng Phi khi cần hỗ trợ pháp lý. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, về định nghĩa văn bản quy phạm pháp luật:

Theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới nhất – Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 thì:

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật. (Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015).

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Thứ hai, về các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành:

Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm:

– Hiến pháp;

– Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội;

– Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

– Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

– Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

– Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước;

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

– Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn;

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

 Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi