Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền và Nghĩa vụ của viên chức gồm những gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6675 Lượt xem

Quyền và Nghĩa vụ của viên chức gồm những gì?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Chúng ta nghe đến cụm từ công chức và viên chức rất nhiều, nhưng chắc hẳn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về hai chức danh này. Giữa viên chức và công chức có gì khác biệt. Quyền và nghĩa vụ của viên chức gồm những gì theo quy định của pháp luật hiện hành? Luật Hoàng Phi sẽ cùng bạn đọc giải đáp các câu hỏi trên ngay sau đây

Viên chức là gì?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy một cá nhân được xác định là viên chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. Như vậy đây là một quan hệ lao động giữa một bên chủ thể là cá nhân có đủ điều kiện theo yêu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động là “ đơn vị sự nghiệp công lập”. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

– Được hưởng chế độ lương theo bảng lương được pháp luật quy định từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Từ việc làm rõ khái niệm viên chức là gì, trong các phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ đi vào giải đáp cho thắc mắc: Quyền và nghĩa vụ của viên chức gồm những gì? mời Quý vị theo dõi.

Quyền của viên chức

Là một cá nhân làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước, viên chức được hưởng các quyền sau:

-Viên chức được nhà nước bảo hộ các chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình làm việc, được nhà nước bảo vệ điều kiện làm việc, được cung cấp đầy đủ trang, thiết bị phục vụ cho quá trình làm việc.

– Được đảm bảo về chế độ tiền lương, thời gian làm việc, nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật.

-Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao

-Có quyền từ chối thực hiện các công việc, nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật

-Viên chức được quyền quyết định các vấn đề chuyên môn liên quan tới nhiệm vụ, công việc được giao.

– Viên chức có quyền ký kết hợp đồng mang tính chất vụ việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

– Viên chức có quyền tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh tế nhưng không được tham gia quản lý tổ chức kinh tế, được tham gia các hoạt động kinh tế xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp viên chức bị thương hoặc chết trong lúc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao thì có thể được xem xét hưởng chế độ thương binh, liệt sĩ theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của viên chức

Tương ứng với quyền mà nhà nước trao cho viên chức là những nghĩa vụ mà viên chức phải thực hiện đối với  đơn vị sự nghiệp công nghiệp và Nhà nước. Cụ thể, viên chức phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

-Viên chức cần nghiêm túc chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có nếp sống lành mạnh, có đức, có tài, đảm bảo giữ gìn phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí , công vô tư theo lời dạy của Bác Hồ.

– Luôn luôn cố gắng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao đúng hạn, đảm bảo chất lượng chuyên môn.

– Nghiêm túc chấp hành các nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.

– Có ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc.

– Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản được giao.

– Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.

– Đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao, phối hợp với đồng nghiệp tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao;

– Khi tiếp xúc với người dân cần có thái độ cư xử đúng mực, phù hợp với chuẩn mực, quy tắc ứng xử của viên chức, phục vụ nhân dân tận tình, chu đáo, Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với Nhân dân;

-Tự mình chịu trách nhiệm đối với nội dung công việc được giao.

Đối với viên chức quản lý, ngoài việc phải thực hiện các nghĩa vụ trên, còn cần thực hiện thêm một số nghĩa vụ sau đây:

Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao;

Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;

Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;

 Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

Phân biệt giữa công chức và viên chức

Phân biệt công chức và viên chức sẽ thể hiện qua 1 số tiêu chí sau:

Nơi làm việc:

Công chức là việc tại cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.

Viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập

Cách thức xác lập quan hệ lao động:

Công chức được vào làm việc tại cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, đơn vị trực thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân bằng hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm.

Viên chức được vào làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập bằng hình thức tuyển dụng thông qua xác lập hợp đồng làm việc.

Chế độ tiền lương:

Công chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo bậc lương được Nhà nước quy định đối với từng chức vụ

Viên chức được hưởng lương từ quỹ ngân sách của đơn vị sự nghiệp công lập.

Trên đây là bài viết Quyền và nghĩa vụ của viên chức gồm những gì? của chúng tôi. Quý độc giả trong quá trình tham khảo bài viết có vướng mắc, đừng ngần ngại gửi thông tin, câu hỏi về Tổng đài tư vấn 1900 6557 để được hỗ trợ kịp thời.

Đánh giá bài viết:
4.3/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi