Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1031 Lượt xem

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Tương tự như người lao động, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động cũng có mối liên hệ mật thiết, đan xen lẫn nhau và không tách rời. Sự xuất hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động luôn gắn với những điều kiện, sự kiện pháp lý tương ứng. Ngoài các quyền, nghĩa vụ được quy định tại Điều 6 có thể xuất hiện các quyền và nghĩa vụ khác của người sử dụng lao động do hai bên thỏa thuận không trái pháp luật. 

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như thế nào?

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây: 

a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xlý vi phạm kỷ luật lao động; 

b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; 

c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công, đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động; 

d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây: 

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động; 

b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; 

c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; 

d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm vic; 

đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Bình luận về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Tương tự như người lao động, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động cũng có mối liên hệ mật thiết, đan xen lẫn nhau và không tách rời. Sự xuất hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động luôn gắn với những điều kiện, sự kiện pháp lý tương ứng. Ngoài các quyền, nghĩa vụ được quy định tại Điều 6 có thể xuất hiện các quyền và nghĩa vụ khác của người sử dụng lao động do hai bên thỏa thuận không trái pháp luật. 

Các quyền của người sử dụng lao động được pháp luật quy định chủ yếu gắn liền với quá trình (giai đoạn) của quan hệ lao động: Xác lập – thực hiện – chấm dứt và giải quyết xung đột, bất đồng. 

Theo đó, trước hết với vị thế của mình trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động có các quyền của người quản lý, điều hành trong phạm vi quan hệ lao động như: tuyển dụng, bố trí, giám sát lao động, áp dụng biện pháp kinh tế (thưởng, phạt) hoặc xử lý vi phạm kỷ luật lao động.

Đồng thời là các quyền liên quan đến sự tương tác trong quan hệ lao động như: thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể, đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động. Và khi xảy ra xung đột, bất đồng, tranh chấp thì người sử dụng lao động có quyền: tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đóng cửa tạm thời nơi làm việc.

Như vậy, các quyền của người sử dụng lao động khá đa dạng và có phạm vi rộng, song tùy từng sự kiện, bối cảnh, điều kiện mà một hoặc một số quyền của người sử dụng lao động sẽ được pháp luật lao động đảm bảo thực hiện trên thực tế. 

Các nghĩa vụ của người sử dụng lao động gắn liền với cam kết của họ trong quan hệ lao động (cá nhân, tập thể), trách nhiệm của họ với Nhà nước và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Theo đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các cam kết với người lao động, tập thể lao động được ghi nhận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo lập các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, thời gian, địa điểm… nhằm thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của người lao động, tập thể lao động.

Trách nhiệm trong việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đánh giá tiêu chuẩn chức năng nghề… cho người lao động nhằm đảm bảo cho họ có việc làm bền vững, chất lượng, hiệu quả. Đây vừa là trách nhiệm pháp lý, vừa là trách nhiệm xã hội của người sử dụng lao động.

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn, vệ sinh lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động, phòng, chống quấy rối tình dục…) với mục đích thực hiện an sinh xã hội cho người lao động và tạo lập môi trường lao động an toàn, văn minh và lành mạnh. 

Các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động có tính tương hỗ, liên hệ biện chứng. Sự ghi nhận quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong BLLĐ nhằm:

(i) Ghi nhận và thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước với người sử dụng lao động về địa vị pháp lý, các quyền của họ trong quan hệ lao động;

(ii) Là giới hạn pháp lý, công cụ kiểm soát hành vi của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Nói cách khác, các quyền của người sử dụng lao động được pháp luật thừa nhận nhưng cần được thực hiện trong khung khổ pháp lý nhất định.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi