Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
  • Thứ ba, 14/05/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 607 Lượt xem

Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động

So sánh giữa quyền và nghĩa vụ thì bên thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ tương đương; tuy nhiên, so sánh với quy định tại Điều 56 thì lại chưa tương xứng.

Quy định về Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động

Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động được quy định tại Điều 57 Bộ luật lao động như sau:

Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động

1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.

2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.

3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật này.

4. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm vic cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.

5. Trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động. 

6. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động. 

Bình luận quy định về Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động 

Không giống như Điều 56 BLLĐ năm 2019 (quy định doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải có quyền, nghĩa vụ chung như người sử dụng lao động), Điều này chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ riêng đối với bên thuê lại lao động, mặc dù xét về bản chất, bên thuê lại lao động cũng là người sử dụng lao động. Nội dung điều luật quy định bên thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây: 

Thứ nhất: Bên thuê lại lao động có ba quyền: (i) Thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ; (ii) Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt; (iii) Trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động. 

Thứ hai: Bên thuê lại lao động có ba nghĩa vụ: (i) Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình; (ii) Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình; (iii) Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động. 

Như vậy, so sánh giữa quyền và nghĩa vụ thì bên thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ tương đương; tuy nhiên, so sánh với quy định tại Điều 56 thì lại chưa tương xứng. 

Trong các quyền mà bên thuê lại lao động có được do điều luật quy định, theo tác giả, thiếu một số quyền cơ bản là:

(i) Quyền quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của bên thuê lại lao động (như khoản 2 Điều 58 của Bộ luật đã quy định đây là nghĩa vụ của người lao động phải thực hiện);

(ii) Quyền thông báo cho doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động biết về việc thực hiện công việc của người lao động làm việc cho bên thuê lại lao động để nếu đạt kết quả tốt thì thưởng cho người lao động, hoặc nếu đạt kết quả chưa tốt thì doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động có thể cử người lao động khác thay thế để đáp ứng theo đúng nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động đã giao kết;

(iii) Quyền yêu cầu doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải bổ sung người lao động trong trường hợp người lao động ốm hoặc thay thế người lao động khi họ không đạt yêu cầu làm việc.

Mặt khác, quy định về quyền được thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ cũng chưa được điều luật quy định về trách nhiệm và hậu quả pháp lý khi thực thi quyền này. Nếu quyền này được thực thi thì tất yếu sẽ dẫn đến nghĩa vụ trả lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Trong trường hợp như vậy, bên thuê lại lao động có phải thỏa thuận với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để trả lương làm thêm giờ trực tiếp cho người lao động không hay phải trả thông qua doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động. 

Trong các nghĩa vụ của bên thuê lại lao động mà điều luật này đã quy định, thiếu nghĩa vụ hết sức quan trọng đối với bất kỳ người sử dụng lao động nào, kể cả sử dụng lao động gián tiếp là lao động cho thuê lại. Đó là nghĩa vụ trả lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm và bảo đảm quyền nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép đối với người lao động.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi