Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
  • Thứ ba, 14/05/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 792 Lượt xem

Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật lao động.

Quy định về Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở 

Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được ghi nhận tại Điều 170 Bộ luật lao động như sau:

1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này. 

3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động. 

Bình luận về Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Điều 170 quy định về hai nội dung chính: 

Một là: Lần đầu tiên BLLĐ ghi nhận người lao động có hai cách để thành lập, gia nhập và hoạt động trong tổ chức đại diện của mình trong quan hệ lao động, bao gồm: 

– Cách thứ nhất là người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Mọi vấn đề về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập được thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn năm 2012 và Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2020. Theo đó, có hai cách thành lập công đoàn cơ sở là: (i) Người lao động từ thành lập và đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp (liên đoàn lao động cấp huyện, công đoàn các khu công nghiệp, công đoàn ngành địa phương…) ra quyết định công nhận khi đủ điều kiện; (ii) Công đoàn cấp trên trực tiếp của công đoàn cơ sở vận động người lao động thành lập công đoàn và ra quyết định thành lập công đoàn cơ sở khi đủ điều kiện. 

– Cách thứ hai là người lao động thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Tổ chức của người lao động này không nhất thiết phải gia nhập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mà đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được công nhận và hoạt động hợp pháp. Những quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động đối với tổ chức của người lao động được thực hiện theo quy định của BLLĐ năm 2019.

Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, Bộ luật chỉ quy định những vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất, có tính nguyên tắc về điều kiện số lượng thành viên tối thiểu, điều kiện đối với ban lãnh đạo của tổ chức, nội dung cơ bản của điều lệ tổ chức để được đăng ký và những trường hợp thu hồi đăng ký (Điều 172, 173 và Điều 174). Nhiều vấn đề cụ thể, trong đó có vấn đề về thẩm quyền, điều kiện, thủ tục đăng ký sẽ được quy định chi tiết trong nghị định của Chính phủ. 

Việc BLLĐ năm 2019 quy định hai cách khác nhau để người lao động thực hiện quyền thành lập, gia nhập và hoạt động trong tổ chức đại diện của mình trong quan hệ lao động có thể có những hạn chế, bất cập, song được cho là cách quy định “khôn ngoan” Cách quy định này, một mặt bảo đảm phù hợp với những đặc điểm đặc thù của hệ thống chính trị, hành chính và luật pháp Việt Nam hiện hành; tôn trọng và duy trì đặc điểm của hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – là tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị, vừa có chức năng đại diện, vừa có chức năng chính trị – xã hội; mặt khác, bảo đảm sự tương thích với các tiêu chuẩn lao động quốc tế liên quan theo các công ước của ILO và các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ở mức độ chấp nhận được.

Về phương diện quan hệ lao động, cách quy định này cũng được đánh giá là bước đi phù hợp để chuyển đổi hệ thống quan hệ lao động Việt Nam từ hệ thống được xây dựng trên cơ sở có một tổ chức đại diện sang hệ thống quan hệ lao động được xây dựng dựa trên đa hệ thống đại diện trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. 

Hai là: Bộ luật quy định nguyên tắc các tổ chức đại diện người lao động là công đoàn cơ sở thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức của người lao động đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.

Cụ thể, sự bình đẳng ở đây là sự bình đẳng trong việc đều được bảo vệ không bị người sử dụng lao động phân biệt đối xử, can thiệp thao túng (Điều 175); bình đẳng trong việc hưởng các bảo đảm và điều kiện hoạt động như quyền tiếp cận người lao động, người sử dụng lao động tại nơi làm việc, quyền sử dụng thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ đại diện (Điều 176); bình đẳng trong việc được bảo vệ việc làm (Điều 177); bình đẳng trong việc thực hiện đối thoại, thương lượng tập thể và các hình thức khác để đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (Điều 178)… Đây là nguyên tắc đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm sự ra đời, hoạt động hiệu quả của các tổ chức đại diện người lao động và là nguyên tắc bảo đảm sự phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế về tự do liên kết. 

Điểm cần lưu ý là sự bình đẳng giữa hai loại tổ chức đại diện người lao động này không phải là sự bình đẳng về mọi khía cạnh, mà chỉ là sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động. Điều này cũng có nghĩa là có những lĩnh vực, hai loại tổ chức này không bình đẳng với nhau, ví dụ: chỉ có tổ chức công đoàn 

mới có chức năng và thực hiện các nhiệm vụ chính trị – xã hội; tổ chức của người lao động không có chức năng thực hiện các nhiệm vụ chính trị – xã hội, chỉ thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động trong quan hệ lao động thông qua đối thoại, thương lượng tập thể và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi