Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?
  • Thứ tư, 06/07/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2700 Lượt xem

Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?

Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, bao gồm các quyền: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản

Quyền sở hữu tài sản của công dân là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ rõ nét hơn giúp Quý độc giả hiểu đúng quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Mời Quý vị theo dõi:

Khái niệm quyền sở hữu tài sản của công dân

Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.

Quyền sở hữu tài sản của công dân được quy định trong Hiến pháp – văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, từ đó làm cơ sở cho các văn bản luật và dưới luật. Cụ thể, khoản 1, khoản 2 Điều 32 Hiến pháp quy định:

“ 1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.”

Ngoài thắc mắc quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? nhiều người cũng băn khoăn Quyền sở hữu tài sản của công dân gồm mấy quyền? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm những quyền nào?

Theo Điều 158 Bộ luật dân sự thì Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Trong đó:

Thứ nhất: Về quyền chiếm hữu tài sản

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao.

Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.

Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.

Thứ hai: Về quyền sử dụng tài sản

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Về quyền định đoạt tài sản

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.

Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.

Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.

Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.

Ví dụ về quyền sở hữu tài sản của công dân

Để giúp Quý vị hiểu rõ hơn quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?, chúng tôi đưa ra ví dụ về quyền sở hữu tài sản của công dân:

Anh A mua một chiếc ô tô từ cửa hàng đại lý Vinfast đầy đủ hóa đơn, giấy tờ theo quy định. Anh A thực hiện đăng ký xe tại cơ quan công an có thẩm quyền và được cấp Chứng nhận đăng ký xe – được nhà nước ghi nhận là chủ sở hữu đối với xe ô tô đã mua. Anh A có các quyền như:

– Toàn quyền quản lý chiếc xe, không ai khác được cầm giữ trừ trường hợp được anh A cho phép hoặc anh A thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chiếc xe hoặc trong một số trường hợp pháp luật có quy định khác (quyền định đoạt);

– Sử dụng xe để đi học, đi làm, hưởng tiền thuê xe trong trường hợp cho thuê xe (quyền sử dụng);

– Bán, tặng cho, trao đổi,.. xe cho người khác (quyền định đoạt).

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp Quý độc giả hiểu hơn về quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Chúng tôi rất mong nhận được những chia sẻ, phản hồi và đóng góp liên quan đến nội dung bài viết.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi