• Thứ ba, 14/05/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3927 Lượt xem

Quyền làm việc của người lao động

Quyền làm việc là một quyền pháp lý căn bản của công dân, được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013. Tại khoản 1 Điều 35 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”.

Quyền làm việc của người lao động như thế nào?

Điều 10. Quyền làm việc của người lao động

1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình. 

Bình luận về quyền làm việc của người lao động theo Bộ luật lao động mới nhất

Quyền làm việc là một quyền pháp lý căn bản của công dân, được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013. Tại khoản 1 Điều 35 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”. 

Khoản 1 Điều 10 BLLĐ năm 2019 quy định người lao động có quyền “tự do lựa chọn việc làm” nhằm thể chế hóa quy định trên trong Hiến pháp, tạo ra sự tương thích giữa BLLĐ với tư cách là “luật gốc” trong lĩnh vực lao động với nguyên tắc cơ bản về việc làm được nêu trong Luật Việc làm năm 2013). 

Điều luật ghi nhận về quyền được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đảm bảo quyền làm việc của người lao động đã và đang gặp phải một số vướng mắc. Cụ thể là, trong nhiều trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động được người sử dụng lao động đưa ra yêu cầu bảo mật thông tin, dữ liệu mà người lao động nắm giữ trong quá trình làm việc, kéo theo đó là cam kết trong một khoảng thời gian nhất định không làm việc cho người sử dụng lao động khác cùng hoạt động ở lĩnh vực tương tự.

Trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. 

Ví dụ:

Bản án số 420/2019/LĐ-PT ngày 15/5/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố H về việc tranh chấp chấm dứt hợp đồng lao động với đối thủ cạnh tranh do Tòa án nhân dân thành phố H xét xử sơ thẩm đã nhận định: theo khoản 1 Điều 35 Hiến pháp năm 2013, điểm a khoản 1 Điều 5 BLLĐ năm 2012, khoản 1 Điều 4 Luật Việc làm năm 2013, mặc dù hai bên đã ký thỏa thuận sở hữu trí tuệ và không cạnh tranh: “Người lao động cam kết không làm việc, hỗ trợ hoặc hợp tác trực tiếp hoặc gián tiếp với đối thủ cạnh tranh Công ty và khách hàng Công ty” nhưng yêu cầu buộc người lao động không được tiếp tục làm việc cho đối thủ cạnh tranh của Công ty không được Hội đồng xét xử chấp nhận.

Tham khảo Quyết định số 755/2018/QĐ-PQTT ngày 12/6/2018 của Tòa án nhân dân thành phố H về yêu cầu hủy phán quyết trọng tài lại cho rằng: Trường hợp này giữa người lao động với Công ty đã tự nguyện ký kết, khi ký, người lao động là người có đầy đủ năng lực hành vi theo quy định của pháp luật, không bị ép buộc, lừa dối hay áp đặt ý chí để người lao động phải chấp nhận ký Thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh (NDA). Do đó, NDN có hiệu lực.

Có nghĩa là, người lao động phải tuân thủ đúng quy định trong NDA đã ký có nội dung: “Trong quá trình cá nhân được tuyển dụng hoặc làm việc với Công ty X và trong thời gian mười hai (12) tháng dương lịch sau khi chấm dứt tuyển dụng hoặc kết thúc làm việc với Công ty X, không xét đến nguyên nhân chấm dứt tuyển dụng hoặc kết thúc làm việc, cá nhân đồng ý không, trực tiếp hoặc gián tiếp và trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ, thực hiện công việc tương tự công việc hoặc về bản chất tương tự công việc vào bất kỳ công việc kinh doanh nào cạnh tranh với Công ty X (…) đang hoặc trong tương lai sẽ cạnh tranh với công việc kinh doanh của Công ty X, R và/hoặc các đơn vị liên kết và các đối tác của Công ty X”. 

Như vậy, xem xét hai bản án và quyết định trên, có thể thấy quan điểm đầu tiên cho rằng đây là hành vi trái với Hiến pháp, BLLĐ và các văn bản liên quan vì người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm, được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào mà pháp luật không cấm. Quan điểm thứ hai cho rằng đây bản chất là một thỏa thuận dân sự, và thỏa thuận này dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của pháp luật dân sự. Đây là một trong những vấn đề pháp lý cần có quy định làm rõ hoặc cần có án lệ làm chuẩn cho việc xét xử liên quan đến tranh chấp dạng này. 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi