Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền giám hộ của ông bà nội, ông bà ngoại với cháu
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5136 Lượt xem

Quyền giám hộ của ông bà nội, ông bà ngoại với cháu

Cháu ngoại của tôi hiện đang được vợ chồng tôi nuôi dưỡng do hai con của tôi đã mất, nay ông bà nội của cháu giành quyền nuôi cháu vì cho rằng con là phải theo đằng nội, nên ông bà nội có quyền nuôi cháu. Như vậy có đúng không?

Câu hỏi:

Do vợ chồng con tôi có mâu thuẫn với bố mẹ chồng nên về nhà tôi ở, cháu ngoại tôi cũng được vợ chồng tôi nuôi dưỡng từ bé do bố mẹ nó thường xuyên đi làm ăn xa. Cách đây 1 năm, hai con tôi bị tai nạn và mất, nay cháu tôi đã được 10 tuổi ông bà nội của cháu tôi đòi nuôi cháu nội vì cho rằng con phải theo cha, cháu phải được ông bà nội nuôi dưỡng. Luật sư cho tôi hỏi yêu cầu của Ông bà nội cháu tôi như vậy có đúng không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ). Người được giám hộ là: Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu; Người mất năng lực hành vi dân sự.

Trong trường hợp này, do cháu của bác chưa đủ 15 tuổi nên phải có người giám hộ theo quy định tại Khoản 3 Điều 58 Bộ luật dân sự năm 2005. Người giám hộ đương nhiên của cháu theo như quy định tại Điều 61 Bộ luật dân sự năm 2005 là: Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:

1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;

2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.

Do cháu không có anh, chị ruột nên ông bà nội, ông bà ngoại sẽ là người giám hộ đương nhiên của cháu và cả ông bà nội, ông bà ngoại đều có quyền bình đẳng trong việc giám hộ cho cháu chưa thành niên theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

Pháp luật đề cao sự thoả thuận tự nguyện của đương sự trong việc xác định quyền giám hộ cho trẻ mồ côi. Do đó, trong trường hợp này, nếu được một trong hai bên hoặc cả hai bên yêu càu giải quyết thì cán bộ tư pháp – hộ tịch cần tổ chức việc hoà giải để các bên tự thoả thuận với nhau, căn cứ vào vào khả năng, điều kiện của người giám hộ, vào tình cảm giữa người giám hộ và người được giám hộ… để quyết định xem ai là người thực hiện tốt nhất nghĩa vụ giám hộ cho cháu.

Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được về người giám hộ cho cháu thì đây là tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, do đó, căn cứ vào quy định tại Khoản 6 Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, cán bộ tư pháp – hộ tịch hướng dẫn các bên đương sự làm đơn gửi đến Toà án cấp huyện để đề nghị Toà án giải quyết theo thủ tục tư pháp. Toà án sẽ căn cứ vào thực tế vụ việc, điều kiện làm giám hộ của các bên, quan hệ tình cảm giữa người giám hộ và người được giám hộ, khả năng bảo đảm việc phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần để quyết định giao cháu bé cho ai làm giám hộ. 

Như vậy, ông bà nội và ông bà ngoại đều có quyền ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giám hộ cho cháu, tuy nhiên, dựa trên sự thỏa thuận của hai bên và nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật

Trong trường hợp cần tư vấn thêm về: Quyền giám hộ của ông bà nội, ông bà ngoại với cháu, Chị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi