Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc có bị hạn chế gì hay không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 547 Lượt xem

Quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc có bị hạn chế gì hay không?

Pháp luật quy định Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Pháp luật nước ta bảo đảm quyền tự do lập di chúc của người để lại di sản, tuy nhiên, “tự do” đó phải phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với nguyên tắc “tôn trọng truyền thống tốt đẹp”.

Vậy Quyền định đoạt  tài sản của người lập di chúc có bị hạn chế gì hay không? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Người lập di chúc có bị hạn chế trong việc định đoạt tài sản?

Với nguyên tắc “tự do,tự nguyện cam kết thỏa thuận”,pháp luật nước ta bảo đảm quyền tự do lập di chúc của người để lại di sản,tuy nhiên,tự do đó phải phù hợp với quy định của pháp luật,phù hợp với nguyên tắc :tôn trọng truyền thống tốt đẹp”.

Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế,phân chia di sản,truất quyền thừa kế của những người thân thích của mình,tuy vậy, pháp luật luôn xuất phát từ những phong tục tập quán,đạo lí tốt đẹp của dân tộc được đúc kết qua nhiều thế hệ.

Vì vậy,mặc dù pháp luật cho phép người lập di chúc có quyền định đoạt trong khi lập di chúc nhưng quyền này bị hạn chế. Cụ thể những hạn chế được thể hiện như nào chúng tôi mời Khách hàng theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết.

Quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc bị hạn chế những gì?

1. Phải dành một phần di sản cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Điều 669 BLDS 2005 của nước ta đã quy định:

“Những người sau đây vẫn được hưởng một phần di sản bằng hai phần ba suất của người thừa kế theo pháp luật, nếu như di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, 2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.

Nội dung của điều luật trên thể hiện: một mặt, pháp luật tôn trọng ý chí của người để lại di sản nhưng mặt khác, chính pháp luật lại hạn chế quyền định đoạt ấy nếu người để lại di sản còn có những người mà khi họ còn sống họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc.

Hay nói một cách khác, điều luật trên quy định một số người thừa kế luôn có quyền hưởng một phần di sản nhất định mà không phụ thuộc vào việc người lập di chúc có cho họ hưởng hay không.

Về nguyên tắc, một suất thừa kế theo luật là kết quả của một phép chia, trong đó, số bị chia là tổng giá trị di sản thừa kế mà như đã xác định thì di sản thừa kế là toàn bộ di sản của người chết để lại sau khi trừ đi các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại và các khoản chi phí liên quan, số chia là tổng số những người thừa kế theo pháp luật (chúng tôi tạm gọi những người này là những nhân suất).

Trong thực tế, việc xác định được một suất thừa kế để từ đó xác định hai phần ba của nó không đơn giản, thuần tuý như sự đơn giản của một phép chia số học. Việc xem xét những ai được coi là nhân suất còn có nhiều quan điểm khác nhau. Vì vậy, khi xác định một suất thừa kế theo luật cần lưu ý những người sau đây có được coi là nhân suất hay không:

– Người không có quyền hưởng di sản theo khoản 1 Điều 643 BLDS. Đây là những người mà đáng nhẽ họ được hưởng di sản nhưng vì họ có những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức nên bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản. Vì vậy, họ không phải là người thừa kế của người để lại di sản nữa. Do đó, khi công nhân suất để xác định một suất thừa kế theo luật, không được cộng những người này.

– Người thừa kế theo Điều 669 BLDS 2005 bị người để lại di chúc truất quyền hưởng di sản, dù bị người lập di chúc truất quyền hưởng di sản, những người này vẫn được hưởng một phần di sản.

Vì vậy, họ luôn là người thừa kế theo luật của người để lại di sản dù rằng họ bị truất quyền đó. Do vậy, khi xác định một suất thừa kế theo luật, họ vẫn là một nhân suất.

– Người thừa kế bị người lập di chúc truất quyền hưởng di sản.

Người bị truất quyền có được coi là một nhân suất trong việc xác định một suất thừa kế theo luật hay không? Hiện nay đang tồn tại ba quan điểm.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Đã là người bị truất quyền thì không coi là người thừa kế theo luật nữa và vì vậy, không được coi là một nhân suất để tính một suất thừa kế theo luật.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Nếu người bị truất quyền là người không thuộc Điều 669 BLDS 2005 thì họ không phải là người thừa kế theo luật nữa, nếu di sản có chia theo luật thì họ cũng không được hưởng.

Vì vậy, không được coi họ là một nhân suất khi tính một suất thừa kế theo luật. Nếu người bị truất quyền là người thuộc Điều 669 BLDS 2005 thì họ vẫn được hưởng một kỳ phần theo luật định nên họ vẫn là người thừa kế theo luật của người đã truất quyền hưởng di sản của họ. Vì thế, họ vẫn là một nhân suất khi tính một suất thừa kế theo luật.

Quan điểm thứ ba cho rằng: Người bị truất quyền thì không được hưởng di sản nhưng vẫn là một nhân suất khi xác định một suất thừa kế theo luật vì trong Điều 669 BLDS 2005 có ghi “nếu như di sản được chia theo pháp luật”.

Quy định trên còn được hiểu khi xác định một suất thừa kế theo luật phải giả thiết vụ thừa kế đó được chia theo pháp luật. Mặt khác, đối tượng của việc truất quyền là những người thừa kế theo pháp luật.

Vì vậy, nếu giả thiết chia theo pháp luật thì xác định một suất thừa kế phải là việc chia toàn bộ di sản cho tất cả những người thừa kế theo luật của người để lại di sản.

– Người từ chối nhận di sản.

Nếu người từ chối nhận di sản chỉ là người thừa kế theo di chúc (họ không có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản) thì đương nhiên họ không phải là nhân suất khi xác định một suất thừa kế theo luật.

Nếu người từ chối nhận di sản là người thừa kế theo di chúc đồng thời cũng là người thừa kế theo luật của người để lại di sản và họ đã từ chối hưởng di sản cả theo di chúc cả theo luật thì họ không phải là nhân xuất khi xác định một xuất thừa kế theo luật.

Nếu họ chỉ từ chối việc nhận di sản theo di chúc thì họ vẫn là người thừa kế theo luật của người để lại di sản. Vì vậy, họ là nhân suất khi xác định một suất thừa kế.

Từ việc phân tích trên cho chúng ta thấy hiện đang còn nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định hai phần ba của một suất thừa kế theo luật. Thông qua việc đánh giá, nhận định các quan điểm đó, chúng tôi cho rằng khi xác định hai phần ba của một suất thừa kế theo luật cần theo một công thức sau đây:

TỔNG DI SẢN 2/3 CỦA MỘT SUẤT THỪA KẺ THEO PHÁP LUẬT X 2/3 TỔNG NHÂN SUẤT

Trong đó:

+ Tổng di sản là toàn bộ di sản do người chết để lại được định giá thành tiền;

+ Tổng nhân suất là toàn bộ những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản (trừ người đã bị tước, người bị truất mà không thuộc Điều 669 BLDS 2005, người thừa kế theo pháp luật đã từ chối nhận di sản toàn bộ).

Sau khi áp dụng công thức trên và tính được hai phần ba của một suất thừa kế theo luật cụ thể là bao nhiêu thì việc trích từ phần di sản nào để cho người thừa kế được xác định tại Điều 669 BLDS 2005 hưởng đủ theo phần di sản đã được tính cũng còn có nhiều quan điểm khác nhau.

2. Hạn chế trong việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng

Trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của người lập di chúc, pháp luật nước ta cho phép người đó dành một phần di sản để dùng vào việc thờ cúng và cũng không cần quy định cụ thể “phần” đó là tỷ lệ bao nhiêu so với giá trị khối tài sản.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho những người có quyền tài sản liên quan đến di sản của người đã chết, pháp luật nước ta cũng đã hạn chế quyền dành di sản vào việc thờ cúng của người lập di chúc bằng việc quy định tại khoản 2 Điều 670 BLDS 2005 (Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”.

Theo quy định trên dù người lập di chúc đã thể hiện ý chí dành một phần di sản của mình vào việc thờ cúng nhưng ý chí đó không được pháp luật thừa nhận nếu những phần tài sản còn lại không đủ thanh toán nghĩa vụ tài sản. Và vì vậy, phần di sản để thờ cúng phải dùng để thanh toán các khoản còn lại của người lập di chúc.

Mặt khác, nếu việc để lại phần di sản vào việc thờ cúng của người lập di chúc ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của những người thừa kế theo Điều 672 BLDS 2005 thì quyền định đoạt đó bị hạn chế để bảo đảm những người thừa kế nói trên được hưởng phần di sản ít nhất là bằng hai phần ba của một suất thừa kế theo pháp luật.

3. Hạn chế trong việc để lại di sản di tặng

Mặc dù dành cho người để lại di sản quyền để lại di sản để di tặng nhưng để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ nợ của người để lại di sản, pháp luật nước ta đã quy định: “Trường hợp toàn bộ di sản không đủ thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ của người này.” (khoản 2 Điều 671 BLDS 2005).

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi