Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Quyền của thanh tra lao động theo Bộ luật lao động mới nhất
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 660 Lượt xem

Quyền của thanh tra lao động theo Bộ luật lao động mới nhất

Khi thanh tra đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc thì không cần báo trước.

Quyền của thanh tra lao động như thé nào?

Quyền của thanh tra lao động được ghi nhận tại Điều 216 Bộ luật lao động, cụ thể như sau:

Điều 216. Quyền của thanh tra lao động 

Thanh tra lao động có quyền thanh tra, điều tra nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra được giao theo quyết định thanh tra. 

Khi thanh tra đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc thì không cần báo trước. 

Tư vấn về Quyền của thanh tra lao động theo Bộ luật lao động hiện hành

Theo quy định này, thanh tra lao động có quyền thanh tra, điều tra nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra được giao theo quyết định thanh tra. Khi thanh tra đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc thì không cần báo trước. 

Dựa trên quyết định thanh tra này, Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên độc lập tiến hành việc thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động, an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức. Quá trình thanh tra của các thanh tra viên cần đảm bảo đúng nội dung được quy định trong quyết định thanh tra lao động. 

Theo Công ước số 81, thanh tra viên lao động được giao cho một số quyền như: Quyền được tự do đến nơi làm việc và tự do thực hiện công tác thanh tra bất cứ lúc nào, ngày hay đêm mà không phải báo trước (điểm a khoản 1 Điều 12). BLLĐ năm 2019 đã quy định theo hướng phù hợp với Công ước số 81 của ILO, “Khi thanh tra đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc thì không cần báo trước”.

Quy định này nhằm đảm bảo tính đặc thù của thanh tra lao động để phòng ngừa và bảo vệ khỏi sự xâm hại của người sử dụng lao động với người lao động tại nơi làm việc, bảo đảm phòng chống và xóa bỏ cưỡng bức lao động, đồng thời tăng cường, nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, đảm bảo tuân thủ pháp luật trên thực tiễn và phù hợp với Công ước số 81. 

Có thể thấy, việc bổ sung quy định về thanh tra đột xuất trong BLLĐ năm 2019 là phù hợp và tương thích với pháp luật về thanh tra được quy định trong Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản pháp luật hướng dẫn.

 Theo đó, thanh tra lao động có quyền thanh tra đột xuất không cần báo trước theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc. Quy định này thể hiện sự cụ thể hóa hơn so với quy định của Luật Thanh tra góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, giúp thanh tra lao động phát hiện và xử lý kịp thời sai phạm của người sử dụng lao động.

Thực tiễn cho thấy, khi phát hiện những trường hợp khẩn cấp xâm phạm đến người lao động, mà thanh tra lao động phải thông báo trước cho doanh nghiệp, tuân theo thủ tục, quy trình phức tạp mới có quyền thanh tra thì quyền lợi của người lao động có thể đã bị xâm phạm, doanh nghiệp có thể nhanh chóng che giấu hành vi sai phạm và thanh tra không thể bảo vệ người lao động theo đúng chức trách, nhiệm vụ của mình. 

Tuy nhiên, để xác định như thế nào là “có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc” thì chưa có quy định cụ thể. Do đó, cần phải có văn bản quy phạm quy định cụ thể tính chất, mức độ như thế nào để làm căn cứ bạn hành quyết định thanh tra đột xuất, hạn chế tình trạng cơ quan thanh tra lạm quyền vào thanh tra đột xuất tại doanh nghiệp mà không báo trước, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi