Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 823 Lượt xem

Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt

Việc quy định trực tiếp trách nhiệm của các bộ, ngành quản lý cụ thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt là điểm khá tiến bộ, phù hợp với tiêu chuẩn lao động của ILO.

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt như thế nào?

Điều 116. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt 

Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; tin học, công nghệ tin học; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; thiết kế công nghiệp; công việc của thợ lặn; công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng, công việc phải thường trực 24/24 giờ; các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định thì các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 của Bộ luật này

Bình luận quy định về Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt

Bộ luật lao động hiện hành kế thừa gần như nguyên vẹn quy định tại Điều 117 của BLLĐ năm 2012 vnội dung thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc đặc biệt trong các ngành hoặc lĩnh vực nhất định. Theo đó, cùng với việc liệt kê các công việc, ngành, lĩnh vực lao động có tính chất đặc biệt, Điều luật quy định các bộ, ngành quản lý thực hiện quản lý nhà nước về các công việc này có trách nhiệm cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động.

Quy định như thế là phù hợp với đặc điểm riêng của từng bộ, ngành. Các bộ, ngành là chủ thể quản lý chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ của công việc có tính chất đặc biệt và vì thế các chủ thể đó đưa ra quy định sẽ phù hợp hơn. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi của người lao động và thống nhất với các quy định khác, các bộ, ngành phải thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đồng thời phải tuân thủ quy định về thời gian nghỉ ngơi trong giờ làm việc. 

Việc quy định trực tiếp trách nhiệm của các bộ, ngành quản lý cụ thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt là điểm khá tiến bộ, phù hợp với tiêu chuẩn lao động của ILO. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý để các bộ, ngành quản lý triển khai nghiên cứu ban hành các văn bản quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt một cách phù hợp, bảo đảm quyền lợi cho người lao động. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi