Quy định về mức tạm ứng tiền lương theo Bộ luật lao động 2025?
Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền tạm ứng.
Pháp luật quy định về tạm ứng tiền lương như thế nào?
Điều 101 Bộ luật lao động hiện hành quy định về tạm ứng tiền lương như sau:
Điều 101. Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hàng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Bình luận quy định về tạm ứng tiền lương theo Bộ luật lao động
Tạm ứng tiền lương là việc người sử dụng lao động ứng trước một phần tiền lương cho người lao động để giúp họ bảo đảm cuộc sống trong một thời gian nhất định.
Có 03 cơ chế tạm ứng: (i) tạm ứng theo thỏa thuận của hai bên, đây là cơ chế tự nguyện theo nhu cầu, với mục tiêu là để hỗ trợ giải quyết khó khăn cho người lao động và để tránh bị lợi dụng, gây sức ép với bên yếu thế là người lao động, Bộ luật quy định tạm ứng trong trường hợp này không được tính lãi; (ii) tạm ứng theo trách nhiệm bắt buộc đối với người sử dụng lao động, đó là người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên; (iii) tạm ứng theo quyền của người lao động, đó là khi nghỉ hàng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Bên cạnh quy định về các trường hợp được tạm ứng, khoản 2 Điều 101 đưa ra quy định trường hợp không được tạm ứng, đó là khi “người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương”. Quy định này có lẽ xuất phát từ chế độ, chính sách bảo đảm trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự (Chương VI Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015), người lao động được Nhà nước bảo đảm cuộc sống trong quân ngũ nên không cần tạm ứng.
Như đã nêu trên, mục tiêu chính của tạm ứng tiền lương là hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn, ổn định cuộc sống trong thời gian nhất định, nhất là khi thu nhập từ việc làm thường xuyên của họ bị giảm sút.
Người lao động khi nhập ngũ, không có cơ sở nào để khẳng định họ không bị giảm thu nhập và không gặp khó khăn về mặt tài chính, do đó việc quy định không được tạm ứng lương trong trường hợp này có lẽ chưa thực sự phù hợp; hơn nữa, tại khoản 1 Điều 101 quy định rất mở đó là cho phép tạm ứng theo thỏa thỏa thuận của hai bên mà không giới hạn trường hợp nào, nhưng đến khoản 2 Điều 101 lại quy định hạn chế trường hợp nhập ngũ, do đó xét về mặt lo-gic của điều luật này chưa thực sự phù hợp.
Ngoài ra, trong Bộ luật còn có một số quy định về việc tạm ứng tiền lương trong một số trường hợp khác, như: tại khoản Điều 97, người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên, nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng, khoản 2 Điều 128, trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc (không được quá 15 ngày trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày), người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Tuy nhiên, các quy định này lại chưa được dẫn chiếu hoặc thể hiện thành nội dung cụ thể trong Điều 101, do đó xét về mặt kỹ thuật thể hiện thì tính bao trùm nội dung của điều luật đang còn là vấn đề đặt ra.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Hết hạn hợp đồng có được kí hợp đồng mới không?
Tôi đang làm cho công ty với hợp đồng theo thời vụ là 12 tháng. Khi hợp đồng này hết thời hạn tôi có nhu cầu tiếp tục làm việc có được kí tiếp hợp đồng lao động...
Bao nhiêu tuổi thì được tham gia học nghề?
Luật sư có thể cho em biết: bao nhiêu tuổi thì được học nghề để làm việc cho người sử dụng lao...
Tai nạn lao động do lỗi của công nhân thì công ty có phải bồi thường không?
Tôi bị tai nạn lao độngh xác định suy giảm 7% khả năng lao động. Luật sư cho tôi hỏi,công ty xây dựng có phải bồi thường cho tôi không? Mặc dù tai nạn là do lỗi của...
Đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề
Người lao động được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp, tham gia đánh giá, công nhận kỹ năng nghề quốc gia, phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu việc làm và khả năng của...
Không đi xuất khẩu nữa có đòi lại được tiền không?
Tôi đăng kí đi xuất khẩu lao động, nhưng đã vượt quá thời hạn cam kết mà tôi vẫn chưa được đi. Luật sư cho tôi hỏi, tôi đã chờ rất lâu rồi, giờ tôi không muốn đi nữa thì có mất chi phí gì không và công ty có hoàn trả lại các chi phí cho tôi...
Xem thêm