Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Quy định về đình công theo Bộ luật lao động mới nhất
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 452 Lượt xem

Quy định về đình công theo Bộ luật lao động mới nhất

Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.

Đình công là gì?

Khái niệm đình công được đưa ra tại Điều 198 Bộ luật lao động, cụ thể như sau:

Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo. 

Tư vấn về đình công theo Bộ luật lao động mới nhất

Theo Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 do Hồ Chủ tịch ký ban hành, Điều 174 đã ghi nhận quyền tự do liên kết và quyền đình công. Vào năm 1966, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR) là một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua cùng với Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights – ICESCR) theo Nghị quyết số 2200A (XXI) ngày 16/12/1966.

ICCPR được coi là một phần của Bộ luật quốc tế về quyền con người, cùng với ICESCR và Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 (Universal Declaration of Human Rights – UDHR). 

Theo điểm d khoản 1 Điều 8 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, các quốc gia thành viên công ước này cam kết | bảo đảm… quyền đình công miễn là quyền này được thực hiện đúng luật của mỗi nước”. BLLĐ năm 1994 lần đầu tiên đã chính thức hóa quyền này bằng các quy định tương đối cụ thể về trình tự, thủ tục và Cơ chế để tập thể người lao động tiến hành việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công theo quy định của pháp luật.

Qua các lần sửa đổi vào các năm 2006 và 2012, đến lần sửa đổi toàn diện BLLĐ năm 2019, khái niệm về đình công đã được tiếp tục sửa đổi để phù hợp với các tranh chấp lao động tập thể mới phát sinh, với mô hình quan hệ lao động mới, tương thích với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, bảo đảm sự kế thừa pháp luật lao động hiện hành, cũng như phù hợp với bối cảnh về chính trị, kinh tế – xã hội của Việt Nam. 

Theo đó, khái niệm đình công đã thể hiện được những khía cạnh căn bản của đình công như: (i) là sự ngừng việc mang tính tạm thời; (ii) trên cơ sở tự nguyện và có tổ chức của người lao động; (iii) nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động; (iv) do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.

Dù khái niệm này được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, nhưng nhìn chung đều có cách hiểu gần nhau, cụ thể đình công được biểu hiện rõ nhất qua sự ngừng việc tập thể, là biện pháp mạnh mẽ, trực tiếp của tập thể lao động nhằm đạt được yêu sách của mình trong tranh chấp lao động.

Tuy nhiên, điều cần thiết hơn là giải quyết căn nguyên của vấn đề “đình công tự phát” vì có lẽ vấn đề không chỉ là do định nghĩa, hay khái niệm hoặc quy trình pháp luật về đình công mà còn do sự yếu kém về năng lực đại diện cho lợi ích của người lao động, khiến cho đình công tự phát trở thành phương tiện hữu hiệu nhất để giải quyết những bức xúc của người lao động mà không phải các quy định của pháp luật. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi