Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quy định pháp luật về thủ tục nhận con nuôi
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1980 Lượt xem

Quy định pháp luật về thủ tục nhận con nuôi

Tôi có thắc mắc về thủ tục nhận con nuôi theo pháp luật hiện hành cần được công ty tư vấn. Mong sớm nhận được câu trả lời.

Câu hỏi:

Vợ chồng tôi không thể có con nên có mong nhận con nuôi là một đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi trong bệnh viện ngay từ lúc mới sinh. Vậy cho tôi hỏi tôi cần đến cơ quan nào để làm thủ tục nhận con nuôi như thế nào? Tôi muốn giấu địa chỉ cũng như thông tin cá nhân để tránh những rắc rối về sau liệu có được không?

 Quy định pháp luật về thủ tục nhận con nuôi

Trả lời:

Với câu hỏi: Quy định pháp luật về thủ tục nhận con nuôi, chúng tôi trả lời như sau:

Theo điều 17 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 có quy đinh thủ tục nhận con nuôi trong đó yêu cầu hồ sơ của người nhận nuôi phải có địa chỉ, tình trạng chỗ ở.

Cũng theo khoản 1 điều 9 Nghị định 19/2011/NĐ- CP hướng dẫn luật Nuôi con nuôi quy định “Khi kiểm tra hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch phải nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của những người liên quan. Trường hợp người được nhận làm con nuôi có cha mẹ đẻ, thì công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra việc cha mẹ đẻ có thỏa thuận với cha mẹ nuôi để giữ lại quyền, nghĩa vụ đối với con và cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ đó sau khi đã cho làm con nuôi”

Như vậy, việc giấu địa chỉ bố mẹ nhận nuôi con nuôi tuy không được pháp luật quy định, nhưng  quyền và nghĩa vụ với người con giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi được xác định bằng cách thỏa thuận giữa hai bên. Trong trường hợp của bạn, nếu cha mẹ đẻ của đứa trẻ có ý định quay về thăm nom hoặc cùng chăm sóc thì việc cố tình giấu địa chỉ của cha mẹ nuôi là trái với quy định của pháp luật.

Đồng thời, theo quy định tại điều 11 Luật Nuôi con nuôi 2010,  người con cũng có quyền được biết thông tin về cha mẹ đẻ, nguồn gốc của mình.

Thẩm quyền đăng ký nhận con nuôi

Thủ tục nhận nuôi con nuôi thực hiện theo điều 22 Luật Nuôi con nuôi 2010, theo đó UBND cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật nuôi con nuôi.

Cụ thể, theo khoản 1 điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ- CP hướng dẫn về luật nuôi con nuôi quy định chi tiết việc nhận nuôi con nuôi phải được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi