Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Quy định pháp luật về kỳ hạn trả lương mới nhất
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 941 Lượt xem

Quy định pháp luật về kỳ hạn trả lương mới nhất

Điều 97 của BLLĐ năm 2019 quy định kỳ hạn trả lương mang tính chất chu kỳ gắn chặt với các thỏa thuận về hình thức trả lương giữa hai bên và có khống chế thời gian tối đa của chu kỳ trả lương

Bộ luật lao động quy định như thế nào về kỳ hạn trả lương?

Kỳ hạn trả lương là nội dung được ghi nhận tại điều 97 Bộ luật lao động, cụ thể như sau:

1. Người lao động hưởng theo lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm vic hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả góp một lần.

2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ. 

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoản được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương. 

Bình luận quy định về kỳ hạn trả lương theo Bộ luật lao động mới nhất

Điều 12 Công ước số 95 về bảo vệ tiền lương của ILO quy định: “Tiền lương được trả một cách đều đặn, trừ phi đã có sự dàn xếp thích hợp khác để bảo đảm trả lương vào những định kỳ đều đặn, những định kỳ để trả lương sẽ do pháp luật hoặc quy định quốc gia ấn định, hoặc do một thoả ước tập thể hay một phán quyết của trọng tài ấn định”. Tinh thần của quy định này đó là việc trả lương cho người lao động phải mang tính chất chu kỳ, vòng lặp (định kỳ, đều đặn) và được thiết lập mang tính chất ràng buộc thông qua quy định của cấp có thẩm quyền hoặc thỏa thuận giữa hai bên. 

Điều 97 của BLLĐ năm 2019 quy định kỳ hạn trả lương mang tính chất chu kỳ gắn chặt với các thỏa thuận về hình thức trả lương giữa hai bên và có khống chế thời gian tối đa của chu kỳ trả lương (người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả sau khi kết thúc giờ, ngày, tuần làm việc đó hoặc được trả gộp nhưng tối đa không quá 15 ngày phải trả góp một lần; người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần; người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng).

Với đại đa số người lao động, tiền lương chính là nguồn thu nhập chính và cũng nguồn lực chính để bảo đảm cuộc sống của họ và gia đình. Do đó, việc quy định trả lương theo chu kỳ, có khống chế thời hạn tối đa chính là yếu tố để bảo vệ người lao động, giúp họ bảo đảm được nguồn thu nhập, chủ động trong sắp xếp, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, việc trả lương có đúng kỳ hạn hay không đôi khi lại không nằm ở yếu tố chủ quan, mong muốn của một bên hay cả hai bên mà đôi khi lại bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan khác.

Đối với người sử dụng lao động, tiền lương là vấn đề tài chính là chi phí đầu vào, gắn chặt với tình hình sản xuất, kinh doanh, do đó trong một số trường hợp bất khả kháng, khách quan, vượt ra ngoài khả năng chủ động trong việc trả lương đúng hạn của người sử dụng lao động thì Bộ luật cũng cho phép được trả chậm lương nhưng không quá 30 ngày và nếu chậm từ 15 ngày trở lên thì được trả lãi. Đây chính là quy định vừa để bảo vệ người lao động, vừa hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người sử dụng lao động, đồng thời vẫn bảo đảm hài hòa lợi ích các bên. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi