Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Quy định mới nhất về Giờ làm việc ban đêm
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1207 Lượt xem

Quy định mới nhất về Giờ làm việc ban đêm

Để bảo vệ sức khỏe cho người lao động làm việc ca đêm, điều luật quy định người lao động được nghỉ giữa giờ làm việc dài hơn (ít nhất 45 phút) và được hưởng thêm tiền lương làm việc vào ban đêm (khoản 1 Điều 109, khoản 2 Điều 98 BLLĐ năm 2019).

Giờ làm việc ban đêm là gì?

Điều 106 Bộ luật lao động giải thích về giờ làm việc ban đêm như sau:

Điều 106. Giờ làm việc ban đêm 

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau. 

Tư vấn về Giờ làm việc ban đêm theo Bộ luật lao động mới nhất

Trên cơ sở đánh giá sự tác động của yếu tố khí hậu các vùng miền đến độ dài của đêm và tính khả thi trong việc áp dụng các quy định, BLLĐ năm 2019 đã kế thừa quy định về thời giờ làm việc ban đêm của BLLĐ năm 2012. Theo đó, thời giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. 

Thời giờ làm việc ban đêm, là thời giờ làm việc bình thường, chủ yếu được áp dụng đối với các đơn vị sử dụng lao động làm việc theo ca. Về mặt sinh học, khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau là thời gian cơ thể con người cần được nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động để hồi phục sức khỏe, tái sản xuất sức lao động.

Nếu người lao động làm việc trong khoảng thời gian này thì nhịp sinh học của cơ thể bị thay đổi, từ đó sẽ dẫn đến sức khỏe thể chất và tâm thần bị ảnh hưởng. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho người lao động làm việc ca đêm, điều luật quy định người lao động được nghỉ giữa giờ làm việc dài hơn (ít nhất 45 phút) và được hưởng thêm tiền lương làm việc vào ban đêm (khoản 1 Điều 109, khoản 2 Điều 98 BLLĐ năm 2019). 

Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ. 

Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng có thể làm việc ban đêm. Một số lao động do đặc điểm riêng trong thực hiện thiên chức sinh đẻ và nuôi con (lao động nữ), hoặc chưa phát triển đầy đủ về thể lực và trí lực (lao động chưa thành niên), hoặc do có một hoặc một số bộ phận, chức năng của cơ thể bị mất hoặc suy giảm (lao động là người khuyết tật),… nên trong một số trường hợp họ không đủ sức khỏe để làm việc trong khoảng thời gian này.

Bởi vậy, Bộ luật quy định người sử dụng lao động không được huy động những đối tượng đó làm việc ban đêm. Ví dụ, lao động nữ trong thời gian mang thai từ tháng thứ 07 trở lên hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo, hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (trừ trường hợp người lao động đồng ý); lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng (trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý).

Đối với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ sử dụng họ làm việc ban đêm trong một số nghề và công việc theo Danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Riêng đối với người lao động dưới 15 tuổi thì tuyệt đối người sử dụng lao động không được huy động họ làm đêm. Nếu người sử dụng lao động huy động họ làm đêm thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi