Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quy định của pháp luật về giao tài sản bảo đảm để xử lý
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 869 Lượt xem

Quy định của pháp luật về giao tài sản bảo đảm để xử lý

Thưa Luật sư, tôi đang giữ tài sản bảo đảm mà anh A là bên nhận tài sản bảo đảm đó. Vậy tôi có phải giao tài sản đó cho A hay không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi đang giữ tài sản bảo đảm mà anh A là bên nhận tài sản bảo đảm đó. Vậy tôi có phải giao tài sản đó cho A hay không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Điều 301 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao tài sản bảo đảm để xử lý:

Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác

Phân tích: 

Quy định của pháp luật về giao tài sản bảo đảm để xử lý

QUY ĐỊNH VỀ GIAO TÀI SẢN BẢO ĐẢM ĐỂ XỬ LÝ

So với Bộ luật dân sự 2005, quy định về “Giao tài sản bảo đảm để xử lý” là một điểm mới của Bộ luật dân sự 2015. Việc ghi nhận quy định này để khẳng định lại một lần nữa nghĩa vụ của người đang thực tế giữ tài sản. Mục đích nhằm tuyệt đối hóa quyền và lợi ích của bên nhận bảo đảm khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, nếu bên có nghĩa vụ đang là người giữ tài sản bảo đảm phải thực hiện việc chuyển giao cho bên nhận bảo đảm để xử lý. Nếu chủ thể khác đang giữ tài sản bảo đảm thì người này cũng phải chuyển giao cho bên nhận bảo đảm để xử lý. Ví dụ, người đang thuê tài sản thế chấp, người đang cầm giữ tài sản bảo đảm… Cụ thể việc giao tài sản bảo đảm sẽ xuất hiện khi:

– Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

– Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của luật.

– Trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc luật có quy định.

Khi bên đang giữ tài sản không giao thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy đinh khác. Quy định này nhằm ngăn chặn bên nhận bảo đảm dùng các biện pháp cưỡng ép để thu hồi tài sản. Cho nên khi bên bảo đảm hoặc người thứ ba không giao tài sản bảo đảm thì bên nhận bảo đảm không được dùng các biện pháp có tính chất cưỡng ép giao tài sản mà phải yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT  MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi