Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Quá trình phát triển chế độ ưu đãi ở Việt Nam như thế nào?
  • Thứ tư, 23/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 573 Lượt xem

Quá trình phát triển chế độ ưu đãi ở Việt Nam như thế nào?

Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến chính sách ưu đãi đối với người có công.

Lịch sử của dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều chế độ chính trị xã hội khác nhau. Dưới mỗi chế độ xã hội, quan niệm về người có công và sự ưu đãi đối với họ có thể khác nhau nhưng nhìn chung, các nhà nước đều suy tôn công trạng và dành cho họ sự ưu tiên, ưu đãi trong mọi mặt của đời sống xã hội, cả về vật chất lẫn tinh thần. Quá trình phát triển chế độ ưu đãi ở Việt Nam như thế nào? 

Giai đoạn 1945 – 1954 

Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến chính sách ưu đãi đối với người có công.

Ngày 16/2/1947 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ký Sắc lệnh số 20/SL, sau đó được sửa đổi, bổ sung bằng Sắc lệnh số 242/SL ngày 12/10/1948 quy định về hưu bổng thương tật và tiền tuất cho thân nhân từ sĩ, trong đó quy định về tiêu chuẩn xác nhận thương binh, truy tặng tử sĩ, chế độ “lương hưu thương tật” đối với thương binh, chế độ “tiền tuất? đối với gia đình tử sĩ.

Từ đó đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, Nhà nước đã ban hành văn bản dưới các hình thức sắc lệnh, nghị định, thông tư quy định về các nội dung cơ bản như: Khái niệm thương binh, tử sĩ; trợ cấp hàng tháng trợ cấp tạm thời, trợ cấp đặc biệt đối với thương binh và thân nhân tử sĩ; vấn đề sắp xếp việc làm, chia ruộng đất, miễn giảm thuế nông nghiệp, miễn trừ dân công cho các đối tượng trên; lập hồ sơ thương binh, hồ sơ tử sĩ và thân nhân tử sĩ… và tổ chức bộ máy Bộ thương binh cựu binh để quản lý thực hiện.

Đặc biệt, trong giai đoạn này, Nhà nước còn tổ chức các trại an dưỡng để thu nhận và chăm sóc thương, bệnh binh Nghị định số 51/TB-NĐ ngày 27/7/1949 và Nghị định số 367/TB-NV ngày 30/8/1950).

Nhà nước cũng đã chủ trương phát động phong trào giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ như đón thương binh về làng, giúp binh sĩ tử nạn.

Song, cũng do hoàn cảnh kháng chiến nên các văn bản pháp luật ưu đãi trong giai đoạn này còn đơn giản, nội dung mang tính định hướng là chủ yếu, trợ cấp còn mang tính tượng trưng, chưa thể hiện mức độ ưu đãi.

Thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công ở giai đoạn này chủ yếu là phát huy truyền thông dân tộc, của các cộng đồng dân cư, việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ chủ yếu dựa vào nguồn lực địa phương và tình cảm, sự quan tâm của nhân dân. 

Giai đoạn 1955 – 1975 

Công tác ưu đãi người có công trong giai đoạn này gắn với nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng đất nước ở miền Bắc và tạo niềm tin để động viên mọi tầng lớp nhân dân góp sức vào công cuộc giải phóng miền Nam.

Có tới 184 văn bản pháp luật quy định chế độ đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công khác đã được ban hành thời kỳ này. Một trong những văn bản quan trọng là Điều lệ ưu đãi thương binh, bệnh binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật và Điều lệ ưu đãi gia đình liệt sĩ kèm theo Nghị định số 980/TTg ngày 27/7/1956.

Các văn bản trong những năm đầu của thời kỳ này vẫn chú trọng đến nội dung chính là chế độ trợ cấp ưu đãi nhưng bên cạnh đó đã hoàn thiện thêm các chế độ ưu đãi trong học văn hoá, học nghề, sắp xếp việc làm, chia ruộng đất, giảm thuế, chăm sóc sức khoẻ… Đối tượng ưu đãi đã được mở rộng.

Tuy nhiên, các chế độ ưu đãi trong khoảng 10 năm đầu vẫn còn nhiều bất cập như: Đối với thương binh thì mức khởi điểm thương tật để hưởng ưu đãi còn thấp (trước là 5%. sau tăng lên 15%), khoảng cách của 5 hạng thương tật còn quá chênh lệch nên không công bằng; đối với thân nhân liệt sĩ thì chưa có chế độ trợ cấp hàng tháng…

Những bất cập này được sửa đổi trong Nghị định số 161/CP ngày 30/10/1964 kèm theo bản Điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ đối với quân nhân, thanh niên xung phong, dân quân du kích với việc quy định chế độ thương tật mới gồm 8 hạng, mức độ khởi điểm là 21%; quy định chế độ tiền tuất hàng tháng và tiền tuất một lần đối với gia đình liệt sĩ.

Đặc biệt chế độ ưu đãi trong giai đoạn này đã bổ sung thêm một số các đối tượng mới. Đó là chế độ đối với thanh niên xung phong (Chỉ thị số 71/TTg ngày 21/6/1965), chế độ đối với dân công thời chiến (Nghị định số 77 ngày 26/4/1966), chế độ đối với lực lượng vận tải nhân dân (Quyết định số 84/CP ngày 4/5/1966), chế độ đối với công nhân viên chức, cán bộ giữ chức vụ chủ chốt của xã, dân công phục vụ các chiến trường quan trong (Nghị định số 111/CP ngày 20/7/1968), chế độ đối với cán bộ y tế làm nhiệm vụ cấp cứu phòng không (Nghị định số 111/CP ngày 28/6/1973). Điều đó phù hợp với cuộc chiến tranh nhân dân với mục đích chống Mỹ cứu nước. 

Song song với việc bổ sung các đối tượng trên Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật thể hiện trách nhiệm đối với những người có công như: Quy định những ngành nghề dành để sắp xếp thương binh vào làm việc, quy định cơ quan xí nghiệp phải nhận thương binh vào làm việc theo tỷ lệ nhất định, sản xuất các phương tiện giả để trợ giúp sinh hoạt cho thương binh… tiếp tục ưu đãi người có công và gia đình họ trong giáo dục đào tạo. 

Như vậy, có thể thấy rằng, chế độ ưu đãi đối với người có công trong giai đoạn này tương đối toàn diện, bước đầu tính đến việc đảm bảo cả đời sống vật chất và tinh thần cho người có công, động viên toàn xã hội chăm lo cho người có công.

Chính vì vậy, pháp luật ưu đãi người có công thời kỳ này đã góp phần to lớn ổn định hậu phương, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

Giai đoạn từ 1976 đến 1985 

Đây là giai đoạn đất nước ta mới thống nhất, vừa phải giải quyết các tồn đọng sau chiến tranh, vừa phải chuẩn bị cho công cuộc xây dựng và phát triển.

Công tác ưu đãi trong thời kỳ này tập trung vào việc xác nhận thương binh, liệt sĩ, xây dựng nghĩa trang và sửa đổi bổ sung các chế độ ưu đãi cho phù hợp.

Bên cạnh việc thực hiện tiếp các quy định đã ban hành, một số đối tượng mới được bổ sung vào diện hưởng ưu đãi như người có công giúp đỡ cách mạng (Quyết định số 208/CP ngày 20/7/1977), bệnh binh (Quyết định số 78/CP ngày 13/4/1978), cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945.

Quyết định số 301/CP ngày 20/9/1980 cũng bổ sung về tiêu chuẩn xác nhận thương binh, liệt sĩ và chính sách đối với thương binh, liệt sĩ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế…

Song, nhìn chung, chế độ ưu đãi xã hội trong thời kỳ này còn tản mạn, chỉ giải quyết được những nhu cầu trước mắt. Vì vậy, Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 đã bổ sung, sửa đổi một số chế độ chính sách về thương binh và xã hội, Nhà nước đã thống nhất một số chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi, thống nhất trợ cấp thương tật và cách xếp hạng thương tật… xoá bỏ được một phần sự chắp vá trong các quy định ưu đãi do lịch sử để lại.

Chế độ ưu đãi trong thời kỳ này đã bước đầu được cân đổi với chế độ tiền lương của công nhân, viên chức lao động

Giai đoạn từ 1980 đến nay 

Đây là giai đoạn nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Toàn bộ chính sách quản lý kinh tế xã hội, trong đó có chính sách đối với người có công thay đổi cơ bản.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, Nhà nước vừa tiếp tục thực hiện các chế độ ưu đãi đã được quy định, vừa ban hành hàng loạt các văn bản như Quyết định số 79-HĐBT ngày 5/7/1989, Quyết định số 8-HĐBT ngày 05/01/1990, Nghị định số 27-CP ngày 23/5/1993, Nghị định số 05-CP ngày 26/01/1994… và nhiều thông tư để quy định tạm thời, điều chỉnh, sửa đổi các chế độ trợ cấp đối với các đối tượng hưởng chính sách xã hội cho phù hợp với tình tình mới.

Thực trạng đó phản ánh nền kinh tế xã hội nước ta đang biến đổi, đời sống của nhân dân và người có công thực sự đang gặp khó khăn, chưa đủ điều kiện để có những cải cách đủ mạnh nhằm thay đổi cơ chế quản lý trong hầu hết các lĩnh vực. Chế độ ưu đãi xã hội cũng chỉ được thay đổi như là những biện pháp tình thế để giải quyết tạm thời những khó khăn trước mắt. 

Khi nền kinh tế đã có những bước phát triển nhất định, ngày 10/9/1994, Quốc hội đã thông qua 2 pháp lệnh là Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (gọi tắt là Pháp lệnh ưu đãi người có công) và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Có thể nói cho đến nay đây là 2 văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất quy định chế độ ưu đãi đối với người có công. Hướng dẫn thực hiện hai pháp lệnh này là hàng loạt các nghị định, thông tư… tạo thành hệ thống pháp luật về ưu đãi xã hội hoàn thiện nhất từ trước đến nay. Khi khả năng ngân sách cho phép, Pháp lệnh ưu đãi người có công lại được sửa đổi (năm 1998 và năm 2000) cho phù hợp với điều kiện mới và quá trình cải cách hành chính nhà nước.

Điều đó chứng tỏ rằng Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến người có công, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển kinh tế của đất nước. 

Hiện nay, chế độ ưu đãi xã hội được quy định trong khoảng 150 văn bản của Nhà nước, dưới dạng các pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư… Nội dung chủ yếu của chế độ được thể hiện trong các văn bản sau: 

– Pháp lệnh ngày 29/8/1994 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; 

– Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” số 05/2012/UBTVQH13;

– Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH 11 ngày 29/6/2005; 

– Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012; 

– Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; 

– Các thông tư hướng dẫn của Bộ lao động, thương binh và xã hội và các bộ, liên bộ hữu quan như Bộ tài chính, Bộ y tế, Bộ giáo dục và đào tạo… 

– Một số văn bản liên quan khác như hệ thống pháp luật về đất đai, nhà ở, giáo dục và đào tạo, các luật thuế… 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi