Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Mức phụ cấp độc hại 2024 các ngành nghề như thế nào?
  • Thứ sáu, 29/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 17723 Lượt xem

Mức phụ cấp độc hại 2024 các ngành nghề như thế nào?

Phụ cấp độc hại 2023 như thế nào? Là câu hỏi băn khoăn của nhiều người lao động khi sắp tới Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực vào ngày 1/1/2021. Luật Hoàng Phi gửi tới Quý độc giả thông tin tham khảo để giải đáp thắc mắc trên.

Phụ cấp độc hại là một trong những mức phụ cấp quan trọng đối với những người lao động, công chức, viên chức khi phải làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm. Đây được xem là khoản phụ cấp nhằm bù đắp một phần tổn hại sức khỏe, tinh thần,…cho người lao động.

Vậy Phụ cấp độc hại 2024 như thế nào? Các ngành nghề nào được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm? Khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu những thông tin trên, vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi.

Phụ cấp độc hại là gì?

Phụ cấp độc hại là khoản tiền được trả thêm cho người lao động, công chức, viên chức theo tháng, quý, hoặc năm khi người lao động làm việc trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại hoặc đặc biệt nguy hiểm, độc hại.

Khoản phụ cấp này được trả bù đắp cho người lao động một phần sức khỏe, tổn hại về tinh thần, thể chất, hoặc thậm chí là khả năng lao động.

Tùy thuộc và từng đối tượng ngành nghề, lĩnh vực mà có những đặc trưng, đặc thù công việc riêng. Chính vì thế, mà việc trả khoản phụ cấp độc hại này sẽ được trả phụ thuộc vào đối tượng lao động và những yêu cầu công việc một cách khác nhau với từng lĩnh vực, công việc cụ thể.

Cách tính phụ cấp độc hại với công chức, viên chức mới nhất?

Với các đối tượng khác nhau thì pháp luật sẽ có những quy định khác nhau để tính mức phụ cấp độc hai.

– Cách tính phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức, viên chức được căn cứ theo những quy định của nhà nước. Bộ Nội vụ quy định các đối tượng sau sẽ được hưởng phụ cấp độc hại:

Công chức kể cả dự bị, tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Công chức thuộc biên chế Nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

– Mức lương phụ cấp của đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức được tính phụ cấp độc hại theo hệ số như sau:

Mức 1: Hệ số 0,1 = 149.000 đồng/tháng;

Mức 2: Hệ số 0,2 = 298.000 đồng/tháng;

Mức 3: Hệ số 0,3 = 447.000 đồng/tháng;

Mức 4: Hệ số 0,4 = 596.000 đồng/tháng.

Cách tính phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức, viên chức là loại phụ cấp được tính theo thời gian người lao động làm việc thực tế tại nơi có các yếu tố độc hại và nguy hiểm.

Khoản tiền phụ cấp này được trả cùng với kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Nếu cán bộ, công chức, viên chức làm việc dưới 4 giờ/ngày thì sẽ được tính toán bằng ½ ngày làm việc đó. Nếu như làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính bằng cả ngày làm việc.

Khi chuẩn bị bước sang năm mới, nhiều người đặt câu hỏi Phụ cấp độc hại 2024 như thế nào đối với cán bộ công chức, bởi nhiều Khách hàng đọc được các thông tin liên quan đến việc huỷ bỏ các quy định liên quan đến phụ cấp độc hại nguy hiểm.

Thực chất hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định về việc bãi bỏ việc công chức, viên chức sẽ không được hưởng phụ cấp về công việc nặng nhọc, độc hại. Mà theo Nghị quyết Số 27-NQ/TW ban hành ngày 21 tháng 5 năm 2018 thì ban chấp hành trung ương đảng có đưa ra quan điểm chỉ đạo về:

“ Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,…”

Như vậy rõ ràng nếu đối chiếu theo quy định trên thì không phải công chức, viên chức không được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm mà phụ cấp độc hại, nguy hiểm đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề.

Phụ cấp độc hại  quy định như thế nào đối với người lao động?

Thứ nhất: Cách tính phụ cấp độc hại đối với những đối tượng người lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH.

– Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5%, Cao nhất bằng 10%.

– Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7%, Cao nhất bằng 15%.

Các mức phụ cấp nêu trên được so với mức lương của nghề, công việc có độ phức tạp tương đương, trong điều kiện lao động bình thường. Và thời gian tính phụ cấp độc hại cho những lao động này cũng được thực hiện tương tự như đối với cán bộ, công chức, viên chức nêu trên.

Thứ hai: Cách tính phụ cấp nguy hiểm độc hại đối với đối tượng người lao động còn lại.

Thực chất với câu hỏi Cách tính Phụ cấp độc hại 2024 như thế nào với đối với người lao động khi làm việc tại các doanh nghiệp:

Mặc dù cho đến thời điểm hiện tại mặc dù đã có quy định về Bộ luật lao động năm 2019 có đề cập:

“ Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động”

Song hiện nay chưa có văn bản quy định về hướng dẫn về việc chi trả tiền lương, phụ cấp nên dưới câu hỏi này, chúng tôi sẽ trả lời Khách hàng theo quy định hướng dẫn tại Nghị định 149 năm 2013, khi có văn bản pháp luật mới, hướng dẫn chúng tôi sẽ cập nhật đầy đủ.

Theo đó nếu người lao động làm việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức phụ cấp độc hại sẽ tùy theo sự thỏa thuận khi giao kết hợp đồng lao động.

Tuy nhiên về tiền lương, theo điểm c khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP,  mức lương của công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Những ngành nghề được hưởng phụ cấp độc hại?

Việc xác định người lao động có thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không thì chúng ta căn cứ vào Danh mục nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm mới nhất do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành năm;

Doanh nghiệp ngoài việc tham khảo về tên gọi chức danh nghề thì trong quy định có kèm theo mô tả đặc điểm điều kiện lao động trong danh mục nghề , công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm.

Hiện nay có rất nhiều văn bản quy định các ngành nghề được hưởng phụ cấp độc hại, có thể kể đến như:

– Thông tư Số: 15/2016/TT-BLĐTBXH, ban hành ngày 28 tháng 6 năm 2016

– Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

– Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 9 năm 2003

– Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2000

– Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03 tháng 3 năm 1999

– Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996

– Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1996

– Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995

Ví dụ: Nghề Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu khoan theo quy định được xếp vào nhóm IV, Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của rung, ồn, hơi khí độc.

Ví dụ: Chống ăn mòn công trình dầu khí trên vùng sa mạc, là công việc phải làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hóa chất độc cũng được xếp vào nhóm IV.

Lưu ý: Người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động làm các nghề, công việc quy định được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Phụ cấp độc hại bằng hiện vật

Công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề  được hưởng chế độ bồi dưỡng Phụ cấp bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:

– Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;

– Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

Việc xác định các yếu tố quy định phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế hay còn gọi là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động.

– Mức bồi dưỡng được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

+ Mức 1: 10.000 đồng;

+ Mức 2: 15.000 đồng;

+ Mức 3: 20.000 đồng;

+ Mức 4: 25.000 đồng.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi thông qua bài viết về phụ cấp độc hại 2024 như thế nào? Khách hàng tham khảo nội dung bài đọc, có điều gì thắc mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi