Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Pháp luật quy định như thế nào về Di sản thừa kế quyền tác giả
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 345 Lượt xem

Pháp luật quy định như thế nào về Di sản thừa kế quyền tác giả

Người thừa kế chỉ có quyền thừa kế những lợi ích tài sản thông qua việc sử dụng, công bố hoặc phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm được thừa kế; hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm được thừa kế.

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Vậy đối với sở hữu trí tuệ thì Pháp luật quy định như thế nào về Di sản thừa kế quyền tác giả? Khách hàng quan tâm đến nội dung này vui lòng theo dõi bài viết dưới đây.

Trường hợp nào quyền hưởng di sản thuộc về nhà nước

Hậu quả của việc giải quyết di sản thừa kế là quyền tác giả cũng tương tự như việc thừa kế những di sản khác: Trong trường hợp không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản thì các quyền đó thuộc về Nhà nước. Quyền tác giả thuộc về Nhà nước trong trường hợp không còn một ai thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật quyển tác giả. Quyền tác giả còn được chuyển giao cho Nhà nước trong hai trường hợp sau:

Người thừa kế quyền tác giả hoặc theo di chúc hoặc theo pháp luật từ chối hưởng di sản thừa kế là quyền tác giả

 Người thừa kế quyền tác giả có quyền từ chối quyền thừa kế nếu sự từ chối đó không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Hình thức từ chối thừa kế quyền tác giả được thể hiện bằng văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã nơi tác giả cư trú hợp pháp. Những người không được quyền hưởng di sản khác cũng đồng thời là những người không có quyền thừa kế quyền tác giả.

Những người theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 là những người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản thừa kế quyền tác giả và xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của tác giả; người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản là quyền tác giả; người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản (có cả quyền tác giả) mà người thừa kế đó được hưởng; người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản (trong đó có quyền tác giả) trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản (có quyền tác giả) trái với ý trí của người để lại di sản.

Những người không có quyền hưởng thừa kế quyền tác giả nói trên cũng đã biết hành vi của những người đó và cũng không cho họ hưởng di sản (có quyền tác giả) theo di chúc. Ngược lại, những người nói trên vẫn được hưởng di sản trong đó có quyền tác giả nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Nhà nước được hưởng quyền tác giả của cá nhân trong việc không có người thừa kế quyền tác giả, do không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản (không còn một người thừa kế nào) với tư cách của người tiếp nhận tài sản vô chủ. Người thừa kế quyền tác giả trước đã được hưởng cho đến hết thời hạn bảo hộ. Như vậy, người thừa kế quyền tác giả có quyền để lại quyền thừa kế đó theo di chúc hoặc theo pháp luật cho người khác. Tuy nhiên, thừa kế quyền tác giả chỉ được thực hiện trong thời hạn pháp luật bảo hộ tác phẩm đó, do vậy, quyền tác giả không thể được chuyển dịch thừa kế vô thời hạn.

Người thừa kế quyền tác giả là chủ sở hữu tác phẩm do được thừa kế

Người thừa kế quyền tác giả là chủ sở hữu tác phẩm do được thừa kế, do vậy người thừa kế quyền tác giả có các quyền tài sản theo quy định của Luật SHTT. Người thừa kế quyền tác giả có quyền sử dụng tác phẩm theo ý chí của mình. Người thừa kế quyền tác giả có các quyền được chuyển giao và có quyền chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền đó cho người khác sử dụng tác phẩm dưới hình thức xuất bản, tái bản, dịch, phóng tác, cải biến, chuyển thể, cho thuê.

Thừa kế quyền tác giả không những được quy định đối với tác phẩm do một người tạo ra mà còn được áp dụng đối với tác phẩm đồng tác giả. Quyền của đồng tác giả cũng được để lại thừa kế tương tự như thừa kế quyền tác giả do tác phẩm do một người sáng tạo tương ứng với quyền của đồng tác giả đó. Tuy nhiên, do tính chất của di sản thừa kế là quyền tác giả không phải là vật thông thường mà nó là kết quả của sáng tạo trí tuệ, do vậy thừa kế quyền tác giả là thừa kế các quyền nhân thân chuyển giao được và quyền tài sản của tác giả để lại.

Có những quyền nhân thân theo tính chất gắn liền với tác giả không thể chuyển dịch theo thừa kế thì không được xác định là di sản thừa kế. Hơn nữa, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là một thể hoàn chỉnh không thể phân chia cơ học như các vật chất khác. Tác phẩm văn học chỉ có giá trị khi nó được thể hiện dưới hình thức nhất định và vẫn giữ nguyên được tính chất hoàn chỉnh của nó.

Thừa kế quyền tác giả thực chất là thừa kế những lợi ích vật chất do việc sử dụng tác phẩm đó mang lại. Một số quyển nhân thân của tác giả được chuyển dịch cho người thừa kế bởi vì đặc điểm của những quyền đó có mối liên hệ tới việc khai thác lợi ích kinh tế của tài sản (công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm, cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm).

Trong trường hợp thừa kế quyền tác giả theo pháp luật thì những người được thừa kế cùng hàng có quyền hưởng ngang nhau trong việc sử dụng, định đoạt tác phẩm. Nguyên tắc sử dụng, định đoạt tác phẩm do được thừa kế, những người thừa kế phải dựa trên cơ sở thỏa thuận. Nếu những người có quyền thừa kế theo pháp luật không thỏa thuận được với nhau thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.

Khi có nhiều người cùng được thừa kế quyền tác giả theo di chúc thì họ được sử dụng, định đoạt tác phẩm theo phạm vi đã được xác định cụ thể trong nội dung của di chúc. Trong trường hợp người lập di chúc không chỉ định rõ phạm vi sử dụng, định đoạt tác phẩm của từng người thừa kế thì việc sử dụng, định đoạt tác phẩm của từng người thừa kế phải được sự thỏa thuận của tất cả những người thừa kế theo di chúc. Nếu những người thừa kế quyền tác giả theo di chúc không thỏa thuận được về việc hưởng thừa kế quyền tác giả thì họ có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.

Phân tích Di sản thừa kế quyền tác giả

Thừa kế quyền tác giả không những được áp dụng đối với các tác phẩm đã được công bố mà còn được giải quyết đối với những tác phẩm di cảo (tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả đã chết). Việc thừa kế đối với tác phẩm di cảo nếu trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế thì người chiếm giữ hợp pháp tác phẩm di cảo được hưởng các quyền nhân thân bằng việc công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm di cảo; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm di cảo do mình chiếm giữ.

Người chiếm giữ hợp pháp tác phẩm di cảo thông qua việc cho người khác sử dụng tác phẩm đó được hưởng nhuận bút, được hưởng thù lao và quyền nhận các giải thưởng đối với tác phẩm di cảo mà người này có quyền chiếm giữ hợp pháp (trừ trường hợp tác phẩm di cảo không được Nhà nước bảo hộ).

Người chiếm giữ hợp pháp tác phẩm di cảo được hưởng quyền tài sản trên trong thời hạn 50 năm kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Nhằm bảo vệ quyền hợp pháp của những người thừa kế quyền tác giả, pháp luật quy định nếu trong thời hạn 50 năm kể từ ngày tác phẩm di cảo được công bố lần đầu tiên mà xác định được người thừa kế thì người thừa kế được tiếp tục hưởng các quền tài sản do việc sử dụng tác phẩm mang lại trong thời hạn bảo hộ còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trên thực tế còn tồn tại những tác phẩm khuyết danh, tác phẩm không rõ tác giả. Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có tên tác giả (tên thật hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố. Tác phẩm không rõ tên tác giả là tác phẩm khi được công bố chưa xác định được tác giả. Việc thừa kế quyền tác giả được xác định cùng với việc xác định được tác giả. Nếu tác phẩm chưa được người thừa kế thì tác giả của tác phẩm luôn luôn được xác định, ngược lại đối với tác phẩm không rõ tác giả thì cả người thừa kế cũng chưa được xác định.

Hai yếu tố cơ bản làm phát sinh quan hệ thừa kế chưa xác định thì quan hệ thừa kế quyền tác giả không phát sinh. Đối với tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác phẩm khuyết danh thì quyền tác giả thuộc về Nhà nước. Nhưng trong thời hạn 50 năm, kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên mà xác định được tác giả thì quyền tác giả được bảo hộ theo các mức sau đây:

– Quyền đứng tên cho tác phẩm;

– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng;

– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

– Khi tác giả của tác phẩm trước đó đã không được xác định hoặc trước đó đã xác định là tác phẩm khuyết danh đã được xác định là một người hoặc tác phẩm đồng tác giả thì các quyền trên của tác giả được bảo hộ vô thời hạn.

Những quyển nhân thân sau đây được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết: Quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình, cho hoặc không cho người khác sử dụng các tác phẩm của mình. Quyền tài sản của tác giả được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tác giả của tác phẩm nguyên là khuyết danh hoặc tác giả của tác phẩm đó không rõ là ai nhưng sau đó tác giả của tác phẩm trên đã được xác định thì tác giả này có quyền nhân thân và quyền tài sản của một tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm. Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có quyền để lại thừa kế quyền tác giả theo pháp luật và theo di chúc.

Đối với những tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác giả khuyết danh nhưng sau đó lại xác định được các tác phẩm đó thuộc về đồng tác giả thì các quyền nhân thân và quyền tài sản của đồng tác giả được áp dụng theo quy định để giải quyết thỏa đáng các quyền của đồng tác giả. Thời hạn bảo hộ được tính từ ngày xác định được tác giả, đồng tác giả.

– Thời hạn kết thúc thời hạn 50 năm bảo hộ quyền tác giả là một người hoặc đồng tác giả được tính đến ngày 31 tháng 12 của năm thứ 50. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa cách xác định thời điểm bắt đầu tính thời hạn bảo hộ quyền tác giả giữa các tác giả là một người với đồng tác giả. Các quyền nhân dân và các quyền tài sản của tác giả tác phẩm là một người được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.

Đối với tác phẩm đồng tác giả thì các quyền nhân thân và quyển tài sản được bảo hộ suốt cuộc đời các đồng tác giả và 50 năm tiếp theo đồng tác giả cuối cùng chết. Phần trên đã phân tích, làm rõ những yếu tố liên quan đến tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác phẩm khuyết danh nhưng sau đó lại xác định được tác giả, đồng tác giả của tác phẩm trên trong thời hạn 50 năm, kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên thì các quyền nhân thân và các quyền tài sản của tác giả hoặc của đồng tác giả được xác định là quyền của tác giả, của đồng tác giả tác phẩm được pháp luật quy định.

Tuy nhiên, những tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác phẩm khuyết danh thì quyền tác giả thuộc Nhà nước. Nếu trong thời hạn 50 năm kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên mà xác định được tác giả hoặc đồng tác giả kể cả trong trường hợp các tác giả đều đã chết thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả được tính từ ngày xác định được tác giả. Như vậy, thừa kế quyền tác giả được bảo hộ trong trường hợp này được tính từ ngày xác định được tác giả cho đến hết thời hạn bảo hộ.

– Thừa kế quyền tác giả cũng tuân theo những nguyên tắc chung của pháp luật thừa kế di sản, theo đó các hình thức thừa kế cũng được áp dụng đối với thừa kế quyền tác giả: Thừa kế quyền tác giả theo di chúc và thừa kế quyền tác giả theo pháp luật. Tuy nhiên, quyền tác giả là quyền tài sản gắn với quyền nhân thân của tác giả, do vậy việc phân chia di sản thừa kế và quyền tác giả về thực chất là phân chia những lợi ích kinh tế do việc sử dụng tác phẩm mang lại.

Một số quyền nhân thân của tác giả chuyển giao được theo trình tự thừa kế, thực chất là những quyển nhân thân có quan hệ trực tiếp với tài sản của tác giả tác phẩm: Quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm, cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm, quyền nhận giải thưởng đối với tác phẩm (về vật chất) của những người thừa kế, quyền được hưởng nhuận bút, được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng.

Đối với những quyền nhân thân không có mối quan hệ trực tiếp với tài sản và theo tính chất không thể chuyển dịch vì nó gắn liền với tác giả suốt cuộc đời và vĩnh viễn cho nên không thể là di sản thừa kế: Quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, quyền được nêu tên thật hoặc bút danh kho tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng, quyền được bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sử đổi nội dung tác phẩm.

Do tính chất khác biệt giữa thừa kế quyền tác giả và thừa kế các tài sản khác không thuộc quyền tác giả, do vậy thừa kế quyền tác giả mang tính chất không trọn vẹn. Tính chất không chon vẹn trong thừa kế quyền tác giả được thể hiện ở những điểm sau đây:

– Người thừa kế chỉ có quyền thừa kế những lợi ích tài sản thông qua việc sử dụng, công bố hoặc phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm được thừa kế;

– Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm được thừa kế.

Người thừa kế sẽ không được thừa kế các quền trên trong các trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm. Những quyển nhân thân trên thuộc về chủ sở hữu tác phẩm, kể cả khi tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm còn sống. Người thừa kế quyền tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm được thừa kế nhuận bút, khoản thù lao khi tác phẩm được sử dụng và nhận các giải thưởng về vật chất đối với tác phẩm của tác giả mà mình được thừa kế.

Lợi ích kinh tế của những người thừa kế quyền tác giả được hưởng trọn vẹn hay không trọn vẹn phụ thuộc vào việc tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm hay tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm. Nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác

phẩm thì những người thừa kế quyền tác giả được hưởng các quyển nhân thân và quyền tài sản khi tác giả còn sống có quyền sở hữu. Ngược lại, tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm được hưởng những quyền tài sản nào khi tác giả chết, người thừa kế được hưởng những quyền đó.

Thời hạn quyền tác giả được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết. Đối với tác phẩm đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ trong suốt cuộc đời các đồng tác giả và 50 năm tiếp theo năm đồng tác giả cuối cùng chết. Một điểm rất cá biệt đối với tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác phẩm khuyết danh nếu trong thời hạn 50 năm, kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên mà xác định được tác giả thì thời hạn bảo hộ được tính từ ngày xác định được tác giả.

Đối với tác phẩm di cảo (là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả đã chết) được công bố trong trường hợp thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế theo quy định tại Điều 648 Bộ luật Dân sự đã kết thúc, do vậy việc áp dụng thời hiệu 10 năm để giải quyết tranh chấp thừa kế quyền tác giả không thể thực hiện được.

Thừa kế quyền tác giả là thừa kế tài sản bao gồm các quyền tài sản và quyền nhân thân đối với tác phẩm của tác giả chuyển dịch được cho là những người thừa kết hợp pháp của tác giả theo di chúc hoặc theo pháp luật. Những quyền nhân thân theo tính chất không thể chuyển dịch, gắn với tác giả vĩnh viễn và được pháp luật bảo vệ vô thời hạn thì không thể chuyển dịch theo thừa kế, Thừa kế quyền tác giả được thực hiện phù hợp với thời hạn quyền tác giả được pháp luật bảo hộ.

Quyền tác giả cũng như quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu trí tuệ và thuộc quyền tài sản, do vậy quyền tác giả cũng là tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, quyền tác giả chỉ được bảo hộ trong một thời hạn luật định và thừa kế quyền tác giả có những đặc điểm và tính chất khác biệt so với thừa kế các loại tài sản khác.

Để có một sự đánh giá toàn diện về thừa kế quyền tác giả, trong phần này chúng tôi đã phân tích khái quát những khía cạnh trong quan hệ thừa kế quyền tác giả và những điểm đặc thù cũng như bất cập của nội dung pháp luật thực định được áp dụng để giải quyết những tranh chấp về thừa kế quyền tác giả.

Trường hợp tác giả chết thì người thừa kế của tác giả được hưởng một số quyền thuộc nội dung quyền tác giả. Theo quy định của pháp luật, quyền của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có quyền để lại thừa kế quyền tác giả. Những người thừa kế quyền tác giả với tư cách là chủ sở hữu tác phẩm có quyền để lại quyền thừa kế quyền tác giả do được thừa kế cho những người thừa kế khác sau khi qua đời, trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả do pháp luật quy định vẫn còn.

Thừa kế quyền tác giả là thừa kế một số quyền nhân thân và quyền tác giả có liên quan đến quyền tác giả là di sản thừa kế. Các quyền nhân thân của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao được thừa kế gồm quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm. Người thừa kế quyền nhân thân của tác giả có quyền thực hiện các hành vi thể hiện tác phẩm trước công chúng dưới dạng thuyết trình, trưng bày, xuất bản, biểu diễn, phát thanh, truyền hình và các vật chất hình thức khác.

Công bố tác phẩm qua xuất bản phẩm gồm các loại hình: Sách, tài liệu, tranh ảnh, áp phích, catalo, tờ rơi, tờ gấp, lịch, bản đồ, át lát, bản nhạc, cờ, truyền đơn, khẩu hiệu, câu đối, cuốn thư, bằng âm thanh, đĩa âm thanh, bằng hình, đĩa hình thay sách hoặc kèm theo sách. Người thừa kế quyền tác giả tự mình thực hiện các hành vi trên hoặc chuyển giao cho người khác thực hiện thông qua giao dịch dân sự hợp pháp.

Người thừa kế được hưởng các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm, bao gồm: Tiền nhuận bút, tiền thù lao khi tác phẩm được sử dụng, được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm cũng dưới các hình thức tương tự như tác giả khi còn sống có quyền sử dụng và được thể hiện ở những quan hệ xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê, nhận giải thưởng đối với tác giả để lại (trừ trường hợp tác phẩm đó không được nhà nước bảo hộ).

Hậu quả của việc giải quyết di sản thừa kế là quyền tác giả cũng tương tự như việc thừa kế những di sản khác: Trong trường hợp không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản thì các quyền đó thuộc về Nhà nước. Quyền tác giả thuộc về Nhà nước trong trường hợp không còn một ai thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật quyền tác giả.

Quyền tác giả còn được chuyển giao cho Nhà nước trong hai trường hợp sau:

– Người thừa kế quyền tác giả hoặc thao di chúc hoặc thao pháp luật từ chối hưởng di sản thừa kế là quyền tác giả. Người thừa kế quyền tác giả có quyền từ chối quyền thừa kế nếu sự từ chối đó không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Hình thức từ chối thừa kế quyền tác giả được thể hiện bằng văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã nơi tác giả cư chú hợp pháp.

– Những người không được quyền hưởng di sản khác cũng đồng thời là những người không có quyền thừa kế quyền tác giả. Những người theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự là những người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản thừa kế quyền tác giả và xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của tác giả; người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản là quyền tác giả; người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản (có cả quyền tác giả) mà người thừa kế đó được hưởng; người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản (trong đó có quyền tác giả) trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản (có quyền tác giả) trái với ý trí của người để lại di sản.

Những người không có quyền hưởng thừa kế quyền tác giả nói trên cũng đã biết hành vi của những người đó và cũng không cho họ hưởng di sản (có quyền tác giả) theo di chúc. Ngược lại, những người nói trên vẫn được hưởng di sản trong đó có quyền tác giả nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Nhà nước được hưởng quyền tác giả của cá nhân trong việc không có người thừa kế quyền tác giả, do không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản (không còn một người thừa kế nào) với tư cách của người tiếp nhận tài sản vô chủ. Trong trường hợp di sản thừa kế là quyền tác giả thuộc về Nhà nước thì Nhà nước hưởng toàn bộ quyền tác giả bao gồm các quyền nhân thân và các quyền tái sản của chủ sở hữu tác phẩm.

Như vậy, người thừa kế quyền tác giả có quyền để lại quyền thừa kế đó theo di chúc hoặc theo pháp luật cho người khác. Tuy nhiên, thừa kế quyền tác giả chỉ được thực hiện trong thời hạn pháp luật bảo hộ tác phẩm đó, do vậy, quyền tác giả không thể được chuyển dịch thừa kế vô thời hạn.

Người thừa kế quyền tác giả là chủ sở hữu tác phẩm do được thừa kế, do vậy người thừa kế quyền tác giả có các quyền tài sản. Người thừa kế quyền tác giả có quyền sử dụng tác phẩm theo ý chí của mình. Người thừa kế quyền tác giả có các quyền được chuyển giao và có quyền chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền đó cho người khác sử dụng tác phẩm dưới hình thức xuất bản, tái bản, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê.

Thừa kế quyền tác giả không những được quy định đối với tác phẩm do một người tạo ra mà còn được áp dụng đối với tác phẩm đồng tác giả.

Quyền của đồng tác giả cũng được để lại thừa kế tương tự như thừa kế quyền tác giả do tác phẩm do một người sáng tạo tương ứng với quyền của đồng tác giả đó. Tuy nhiên, do tính chất của di sản thừa kế là quyền tác giả không phải là vật thông thường mà nó là kết quả của sáng tạo trí tuệ, do vậy thừa kế quyền tác giả là thừa kế các quyền nhân thân chuyển giao được và quyền tài sản của tác giả để lại. Có những quyền nhân thân theo tính chất gắn liền với tác giả không thể chuyển dịch theo thừa kế thì không được xác định là di sản thừa kế.

Hơn nữa, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là một thể hoàn chỉnh không thể phân chia cơ học như các vật chất khác. Tác phẩm văn học chỉ có giá trị khi nó được thể hiện dưới hình thức nhất định và vẫn giữ nguyên được tính chất hoàn chỉnh của nó. Thừa kế quyền tác giả thực chất là thừa kế những lợi ích vật chất do việc sử dụng tác phẩm đó mang lại. Một số quyền nhân thân của tác giả được chuyển dịch cho người thừa kế bởi vì đặc điểm của những quyển đó có mối liên hệ tới việc khai thác lợi ích kinh tế của tài sản (công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm, cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm).

Trong trường hợp thừa kế quyền tác giả theo pháp luật thì những người được thừa kế cùng hàng có quyền hưởng ngang nhau trong việc sử dụng, định đoạt tác phẩm. Nguyên tắc sử dụng, định đoạt tác phẩm do được thừa kế, những người thừa kế phải dựa trên cơ sở thỏa thuận.

Nếu những người có quyền thừa kế theo pháp luật không thỏa thuận được với nhau thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Khi có nhiều người cùng được thừa kế quyền tác giả theo di chúc thì họ được sử dụng, định đoạt tác phẩm theo phạm vi đã được xác định cụ thể trong nội dung của di chúc.

Trong trường hợp người lập di chúc không chỉ định rõ phạm vi sử dụng, định đoạt tác phẩm của từng người thừa kế thì việc sử dụng, định đoạt tác phẩm của từng người thừa kế phải được sự thỏa thuận của tất cả những người thừa kế theo di chúc. Nếu những người thừa kế quyền tác giả theo di chúc không thỏa thuận được về việc hưởng thừa kế quyền tác giả thì họ có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.

Thừa kế quyền tác giả không những được áp dụng đối với các tác phẩm đã được công bố mà còn được giải quyết đối với những tác phẩm di cảo (tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả đã chết). Việc thừa kế đối với tác phẩm di cảo nếu trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế thì người chiếm giữ hợp pháp tác phẩm di cảo được hưởng các quyền nhân thân bằng việc công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm di cảo; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm di cảo do mình chiếm giữ.

Người chiếm giữ hợp pháp tác phẩm di cảo thông qua việc cho người khác sử dụng tác phẩm đó được hưởng nhuận bút, được hưởng thù lao và quyền nhận các giải thưởng đối với tác phẩm di cảo mà người này có quyền chiếm giữ hợp pháp (trừ trường hợp tác phẩm di cảo không được Nhà nước bảo hộ). Người chiếm giữ hợp pháp tác phẩm di cảo được hưởng quyền tài sản trên trong thời hạn 50 năm kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

Nhằm bảo vệ quyền hợp pháp của những người thừa kế quyền tác giả, pháp luật quy định nếu trong thời hạn 50 năm kể từ ngày tác phẩm di cảo được công bố lần đầu tiên mà xác định được người thừa kế thì người thừa kế được tiếp tục hưởng các quyền tài sản do việc sử dụng tác phẩm mang lại trong thời hạn bảo hộ còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trên thực tế còn tồn tại những tác phẩm khuyết danh, tác phẩm không rõ tác giả. Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có tên tác giả (tên thật hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố. Việc thừa kế quyền tác giả được xác định cùng với việc xác định được tác giả. Nếu tác phẩm chưa được người thừa kế thì tác giả của tác phẩm luôn luôn được xác định, ngược lại đối với tác phẩm không rõ tác giả thì cả người thừa kế cũng chưa được xác định. Hai yếu tố cơ bản làm phát sinh quan hệ thừa kế chưa xác định thì quan hệ thừa kế quyền tác giả không phát sinh.

– Trong thời hạn 50 năm, kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên mà xác định được tác giả thì quyền tác giả được bảo hộ theo các mức sau đây:

– Quyền đứng tên cho tác phẩm;

– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng;

– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. – Khi tác giả của tác phẩm trước đó đã không được xác định hoặc trước đó đã xác định là tác phẩm khuyết danh đã được xác định là một người hoặc tác phẩm đồng tác giả thì các quyền trên của tác giả được bảo hộ vô thời hạn.

Những quyền nhân thân sau đây được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết: Quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình, cho hoặc không cho người khác sử dụng các tác phẩm của mình. Như vậy, tác giả của tác phẩm nguyên là khuyết danh hoặc tác giả của tác phẩm đó không rõ là ai nhưng sau đó tác giả của tác phẩm trên đã được xác định thì tác giả này có quyền nhân thân và quyền tài sản của một tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm. Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có quyền để lại thừa kế quyền tác giả theo pháp luật và theo di chúc.

Đối với những tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác giả khuyết danh nhưng sau đó lại xác định được các tác phẩm đó thuộc về đồng tác giả thì các quyền nhân thân và quyền tài sản của đồng tác giả được bảo vệ.

Thời hạn kết thúc thời hạn 50 năm bảo hộ quyền tác giả là một người hoặc đồng tác giả được tính đến ngày 31 tháng 12 của năm thứ 50. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa cách xác định thời điểm bắt đầu tính thời hạn bảo hộ quyền tác giả giữa các tác giả là một người với đồng tác giả. Các quyền nhân dân và các quyền tài sản của tác giả tác phẩm là một người được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.

Đối với tác phẩm đồng tác giả thì các quyền nhân thân và quyền tài sản được bảo hộ suốt cuộc đời các đồng tác giả và 50 năm tiếp theo đồng tác giả cuối cùng chết. Phần trên đã phân tích, làm rõ những yếu tố liên quan đến tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác phẩm khuyết danh nhưng sau đó lại xác định được tác giả, đồng tác giả của tác phẩm trên trong thời hạn 50 năm, kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên thì các quyền nhân thân và các quyền tài sản của tác giả hoặc của đồng tác giả được xác định là quyển của tác giả, của đồng tác giả tác phẩm được pháp luật bảo vệ.

Nếu trong thời hạn 50 năm kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên mà xác định được tác giả hoặc đồng tác giả kể cả trong trường hợp các tác giả đều đã chết thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả được tính từ ngày xác định được tác giả. Như vậy, thừa kế quyền tác giả được bảo hộ trong trường hợp này được tính từ ngày xác định được tác giả cho đến hết thời hạn bảo hộ.

Thừa kế quyền tác giả cũng tuân theo những nguyên tắc chung của pháp luật thừ kế di sản, theo đó các hình thức thừa kế cũng được áp dụng đối với thừa kế quyền tác giả: Thừa kế quyển tác giả theo di chúc và thừa kế quyền tác giả theo pháp luật. Tuy nhiên, quyền tác giả là quyền tài sản gắn với quyền nhân thân của tác giả, do vậy việc phân chia di sản thừa kế và quyền tác giả về thực chất là phân chia những lợi ích kinh tế do việc sử dụng tác phẩm mang lại.

Một số quyền nhân thân của tác giả chuyển giao được theo trình tự thừa kế, thực chất là những quyền nhân thân có quan hệ trực tiếp với tài sản của tác giả tác phẩm: Quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm, cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm, quyền nhận giải thưởng đối với tác phẩm (về vật chất) của những người thừa kế, quyền được hưởng nhuận bút, được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng.

 Đối với những quyển nhân thân không có mối quan hệ trực tiếp với tài sản và theo tính chất không thể chuyển dịch vì nó gắn liền với tác giả suốt cuộc đời và vĩnh viễn cho nên không thể là di sản thừa kế: Quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, quyền được nêu tên thật hoặc bút danh kho tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng, quyền được bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm.

Do tính chất khác biệt giữa thừa kế quyền tác giả và thừa kế các tài sản khác không thuộc quyền tác giả, do vậy thừa kế quyền tác giả mang tính chất không trọn vẹn. Tính chất không trọn vẹn trong thừa kế quyền tác giả được thể hiện ở những điểm sau đây:

– Người thừa kế chỉ có quyền thừa kế những lợi ích tài sản thông qua việc sử dụng, công bố hoặc phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm được thừa kế; hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm được thừa kế.

Người thừa kế sẽ không được thừa kế các quền trên trong các trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm. Những quyển nhân thân trên thuộc về chủ sở hữu tác phẩm, kể cả khi tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm còn sống. Người thừa kế quyền tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm được thừa kế nhuận bút, khoản thù lao khi tác phẩm được sử dụng và nhận các giải thưởng về vật chất đối với tác phẩm của tác giả mà mình được thừa kế.

Lợi ích kinh tế của những người thừa kế quyền tác giả được hưởng trọn vẹn hay không trọn vẹn phụ thuộc vào việc tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm hay tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm. Nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì những người thừa kế quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân và quyền tài sản khi tác giả còn sống có quyền sở hữu. Ngược lại, tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm được hưởng những quyền tài sản nào khi tác giả chết, người thừa kế được hưởng những quyển đó.

– Thừa kế quyền tác giả không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế theo quy định tại Điều 648 Bộ luật Dân sự, thời hạn quyền tác giả được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết. Đối với tác phẩm đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ trong suốt cuộc đời các đồng tác giả và 50 năm tiếp theo năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Một điểm rất cá biệt đối với tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác phẩm khuyết danh nếu trong thời hạn 50 năm, kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên mà xác định được tác giả thì thời hạn bảo hộ được tính từ ngày xác định được tác giả. Đối với tác phẩm di cảo (là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả đã chết) được công bố trong trường hợp thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế theo quy định của pháp luật về thời hiệu.

Từ những phân tích nhằm làm rõ tính cá biệt trong quan hệ quyền thừa kế quyền tác giả, chúng tôi có kết luận:

– Thừa kế quyền tác giả là thừa kế tài sản bao gồm các quyền tài sản và quyền nhân thân đối với tác phẩm của tác giả chuyển dịch được cho là những người thừa kết hợp pháp của tác giả theo di chúc hoặc theo pháp luật. Những quyền nhân thân theo tính chất không thể chuyển dịch, gắn với tác giả vĩnh viễn và được pháp luật bảo vệ vô thời hạn thì không thể chuyển dịch theo thừa kế. Thừa kế quyền tác giả được thực hiện phù hợp với thời hạn quyền tác giả được pháp luật bảo hộ.

Tác giả có tác phẩm được bảo hộ, theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa | học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; các bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc; bản đồ họa, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Theo quy tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tài sản của tác giả bao gồm quyền: làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ, các quyền trên của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện. Quyền tài sản của tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật được quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ: Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một hoặc một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản đã xác định trên đây phải xin phép và trả nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Ngay

Quyền tài sản của tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học còn được xác lập đối với tác phẩm điện ảnh, sân khấu mà người làm công tác đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo… Các tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu của quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác theo thỏa thuận (Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ).

Quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học gồm quyền nhân thân và quyền tài sản được bảo hộ trong thời hạn theo quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ.

a) Quyền nhân thân của tác giả là quyền: Đặt tên tác phẩm; Quyển đứng tên thật hoặc bút danh tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. L Các quyền nhân thân này được pháp Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ vô thời hạn.

b) Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và các quyền đối với những tác phẩm được xác định bảo hộ trong thời hạn sau đây:

Loại hình tác phẩm thứ nhất, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 70 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; Loại hình tác phẩm thứ hai, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. Riêng đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; tác phẩm của đồng tác giả thì hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết (Điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ).

Đối với những tác phẩm không thuộc nhóm tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và sau 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ quyền tác giả chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Theo quy định tại Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ, khi tác phẩm kết thúc thời hạn bảo hộ thì thuộc về công chúng. Khi tác phẩm thuộc về công chúng, thì mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả và không được xâm phạm các quyền nhân thân sau: Không được quyền đặt tên tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng, không được cắt xén, sửa chữa tác phẩm, không được xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Các quyền nhân thân này thuộc về tác giả vĩnh viễn và không thể chuyển dịch cho chủ thể khác.

c) Không có di sản thừa kế trong trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao,

Theo quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ, thì những trường hợp tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong tác phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại; Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền, cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị; Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.

d) Có di sản thừa kế trong trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép những phả trả tiền thù lao

Theo quy định tại Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ, việc trả tiền thù lao trong các trường hợp:

Trường hợp thứ nhất, tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.

Trường hợp thứ hai, tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp thứ ba, tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp trên không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh (khoản 3 Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ).

Như vậy, quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học là tài sản và là di sản để chia thừa kế cho chủ thể được thừa kế quyển tài sản của tác giả theo di chúc hoặc theo pháp luật. Thừa kế quyền tài sản của tác giả do có việc sáng tạo ra các tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được pháp Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ có giới hạn về thời gian theo thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Trong thời hạn quyền tác giả được bảo hộ, những người thừa kế hợp pháp quyền tác giả có quyền hưởng phần tài sản do có việc sử dụng, công bố tác phẩm mang lại.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi