Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Pháp luật giải quyết tranh chấp Thừa kế quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 474 Lượt xem

Pháp luật giải quyết tranh chấp Thừa kế quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thế nào?

Pháp luật giải quyết tranh chấp Thừa kế quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được chúng tôi giải đáp thông qua 02 tình huống thực tế sau.

Nhằm giúp Khách hàng hiểu rõ hơn về việc giải quyết với những tranh chấp quyền tác giả, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đem đến các thông tin liên quan đến: Pháp luật giải quyết tranh chấp Thừa kế quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thế nào?

Chúng tôi hi vọng với những nội dung trong bài viết mà chúng tôi đem lại sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến thừa kế quyền tác giả.

Tình huống thứ nhất: Nhà văn Nguyễn Văn A, sau khi qua đời ở tuổi 83, có để lại 5 cuốn tiểu thuyết về các đề tài chiến tranh, tình yêu… Nhà văn có vợ là B, có ba người con là C, D và E. Sau khi ông A qua đời, anh C là người con cả đã mang bản thảo tiểu thuyết có tên “Đất nóng” đến Nhà xuất bản Văn học để xuất bản 3.000 cuốn, giá bìa mỗi cuốn là 75.000 đồng.

Tiểu thuyết “Đất nóng” được phát hành hết trong thời gian 3 tháng, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2016 và tái bản ngay sau đó với số lượng phát hành là 5.000 cuốn với giá bìa là 75.000 đồng. Khi HỆ Anh C đã nhận đủ số tiền nhuận bút của cuốn tiểu thuyết với hai lần phát hành, lần thứ nhất và lần tái bản, theo công thức thỏa thuận với Nhà xuất bản là: Số lượng sách phát hành nhân với giá bìa, nhân với 12 % (8.000 cuốn x 75.000 đ. x 12 % = 72.000.000 đồng.

Sau sự kiện trên, anh D có đơn yêu cầu Tòa án tỉnh M chia thừa kế số tiền nhuận bút của cuốn tiểu thuyết “Đất nóng” cho những người thừa kế hợp pháp của nhà văn Nguyễn Văn A.

Giải quyết:

Theo tình huống trên, ông A không để lại di chúc, số tiền nhuận bút thu được do cuốn tiểu thuyết “Đất nóng” được phát hành là di sản thừa kế. Vậy những người thừa kế số tiền nhuận bút này gồm bà B, anh C, anh D và anh E. Vậy B=C=D=E= 72.000.000/4 = 18.000.000 đồng.

Tình huống thứ hai: Đạo diễn điện ảnh Nguyễn Tủ là người được biết đến là một đạo diễn điện ảnh có tài. Ông đạo diễn thành công bộ phim nhựa 2 tập về chủ đề chiến tranh, có tên “Lửa trắng”. Bộ phim rất thu hút được khán giả trong các rạp chiếu phim trên toàn quốc.

– Công ty phát hành phim P, mời đạo diễn Nguyễn Tú đến công ty nhận tiền thù lao đạo diễn bộ phim. Biết rằng, tiền thù lao mà công ty phát hành phim trả cho ông Nguyễn Tú là 320 triệu đồng. Đạo diễn Nguyễn Tú đến được công ty phát hành phim nhân tiển thù lao và ông đã đột ngột qua đời nguyên nhân do bệnh nhồi máu cơ tim.

Ông Nguyễn Tú qua đời, có để lại di chúc cho bà Q là người yêu cũ hưởng toàn bộ tiền thù lao của đạo diễn bộ phim “Lửa trắng”.

– Sau khi ông A qua đời, tài sản của vợ chồng ông không có gì trị giá được bằng tiền. Vợ chồng ông vẫn phải thuê nhà để ở. Vợ chồng ông chưa kịp có con chung. Sau khi ông Nguyễn Tú qua đời, bà B là vợ ông đã có đơn yêu cầu Tòa án chia số tiền thù lao của đạo diễn được hưởng.

Giải quyết: Tòa xác định, tài sản chung của ông Nguyễn Tú và bà B chính là khoản tiền thù lao do đạo diễn bộ phim “Lửa trắng” mà có. Vì vậy, 320 triệu đồng là thu nhập của ông Nguyễn Tú trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp với bà B. Tòa án giải quyết:

Di sản thừa kế của ông Nguyễn Tú xác định từ tài sản chung hợp nhất = 320.000.000 đồng /2 = 160.000.000 đồng (bà B = 160.000.000 đồng).

Di sản thừa kế của ông Nguyễn Tú có 160.000.000 đồng. | Ông đã lập di chúc cho bà Q hưởng toàn bộ, nhưng theo Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015, bà B được hưởng là 160.000.000 đồng:1 x 2/3 = 106,66 triệu đồng. Bà Q được hưởng là 160.000.000 đồng – 106,6667 đồng = 53,334 triệu đồng.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi