Trang chủ Thông tin cần biết Phân biệt Văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại
  • Thứ hai, 27/03/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 3462 Lượt xem

Phân biệt Văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại

Trong bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn và hướng dẫn bạn đọc phân biệt văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại, Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công được cơ quan có thẩm quyền cấp phép được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật công chứng và các văn bản khác có liên quan.

Thực tế thấy được rằng không phải ai cũng phân biệt được khái niệm văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại, hiểu được những băn khoăn về vấn đề này bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp quý độc giả hiểu được rõ hơn.

Văn phòng công chứng là gì?

Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công được cơ quan có thẩm quyền cấp phép được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật công chứng và các văn bản khác có liên quan.

Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

Hiện nay trong Luật Công chứng không có khái niệm cụ thể về văn phòng công chứng mà chỉ quy định Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. (Điều 17 Nghị định 08/2020 NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại).

Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Trước khi tim hiểu về sự khác nhau của văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại thì cần phải nắm được khái niệm văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại như đã nêu ở trên.

Sự khác nhau giữa văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại

Có thể thấy được rằng rất nhiều người hiện nay thường nhầm lẫn về văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại, ở nội dung dưới đây sẽ giải đáp cụ thể hơn về vấn đề này.

Văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại có sự khác nhau ở một số tiêu chí như: cơ cấu tổ chức, văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động, thành viên của từng văn phòng, điều kiện của thành viên, phạm vi hoạt động, tính chất, giá trị của văn bản,…Cụ thể như sau:

Tiêu chí

Văn phòng công chứng

Văn phòng Thừa phát lại

Khái niệm

Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công được cơ quan có thẩm quyền cấp phép được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật công chứng và các văn bản khác có liên quan.

 

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Chức năng

Thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật hoặc theo nhu cầu của người dân, kết quả của hoạt động này là hợp đồng, giao dịch công chứng, chứng thực.Tống đạt văn bản, thực hiện lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án dân sự.

Thành lập

Được thành lập bởi công chứng viên có điều kiện, tiêu chuẩn, đào tạo, yêu cầu theo quy định của Luật Công chứngDo một thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Do hai thành viên thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh

Giá trị pháp lý của văn bản

Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.

Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.

 

Như vậy từ những thông tin trên có thể thấy được rằng văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại có những điểm khác nhau tương đối rõ rệt và chịu sự điều chỉnh của các văn bản khác nhau theo quy định.

Văn phòng thừa phát lại có thể lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, tuy nhiên đối với một số giao dịch theo quy định của pháp luật thì bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực ví dụ như những giao dịch liên quan đến đất đai. Do đó cần phải lưu ý đối với những trường hợp này để tránh việc giao dịch không đúng hình thức theo quy định của pháp luật thì sẽ không được công nhận.

Trên đây là một số chia sẻ của luathoangphi.vn về Phân biệt văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại thuộc mục văn phòng công chứng. Trường hợp cần tư vấn hãy liên hệ đến tổng đài 19006557 để được hỗ trợ.

>>>> Tham khảo: Văn phòng công chứng tại hà nội

Đánh giá bài viết:
4.9/5 - (20 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Định

Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH (1 thành viên và 2 thành viên). Thành viên trở lên), Công ty Cổ phần, Công ty Hợp...

Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Thanh Hóa

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Thanh Hóa. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi