Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Phạm vi bảo lãnh theo quy định của Bộ Luật Dân sự mới nhất
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5244 Lượt xem

Phạm vi bảo lãnh theo quy định của Bộ Luật Dân sự mới nhất

Chào Luật sư, tôi có một người bạn muốn tôi bảo lãnh cho việc vay tiền của họ. Tuy nhiên số tiền lớn nên tôi chỉ muốn bảo lãnh sẽ thực hiện một phần nghĩa vụ cho bạn tôi hay không? Tôi xin cảm ơn Luật sư!

Câu hỏi:

Bạn tôi có vay một khoản tiền của ngân hàng để thực hiện việc mua bán một lô hàng. Bên ngân hàng yêu cầu phải có người bảo lãnh cho nghĩa vụ trả tiền của bạn tôi. Bạn tôi muốn nhờ tôi bảo lãnh, nhưng vì số tiền quá lớn nên tôi chỉ bảo lãnh một phần cho nghĩa vụ trả số tiền đó của bạn tôi được không? Tôi xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Với câu hỏi này chúng tôi trả lời như sau:

Phạm vi bảo lãnh theo quy định của Bộ Luật Dân sự?

Theo Điều 336 Bộ Luật Dân sự quy định phạm vi bảo lãnh:

1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phẩn hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

 

Phạm vi bảo lãnh theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015

 

Tư vấn Phạm vi bảo lãnh theo quy định của Bộ Luật Dân sự

Phạm vi bảo lãnh được xác định là giới hạn về nghĩa vụ ràng buộc giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trên cơ sở cam kết của bên bảo lãnh và sự chấp nhận cam kết của bên nhận bảo lãnh cho bên được bảo lãnh. Theo đó, giới hạn nghĩa vụ bên bảo lãnh phải thực hiện đối vối bên nhận bảo lãnh có thể là một phần hoặc toàn bộ.

Vì xuất phát từ sự thỏa thuận của các chủ thể nên quan hệ pháp luật dân. sự thường rất đa dạng và phong phú. Trong các quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ nghĩa vụ dân sự nói riêng, các chủ thể thỏa thuận để ràng buộc với nhau rất nhiều quyền cũng như nghĩa vụ. Thậm chí từ một nghĩa vụ ban đầu có thể làm phát sinh nhiều nghĩa vụ khác.

Ví dụ: Thỏa thuận trong hợp đồng vay, ngoài nghĩa vụ trả tiền vay của bên vay, các bên có thể thỏa thuận: Lãi trong hạn, lãi quá hạn, tiền phạt (khi có vi phạm), tiền bồi thường thiệt hại… Với sự đa dạng này, pháp luật cũng đã dự liệu phạm vi bảo lãnh. Theo đó, nếu các bên không có thỏa thuận nào khác thì nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả.

Về nguyên tắc, bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm mang tính đối nhân, tức là, quyền của bên nhận bảo lãnh có được thỏa mãn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bên bảo lãnh. Do đó, để nâng cao tinh thần trách nhiệm của bên bảo lãnh trong việc nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ của mình khi phát sinh, pháp luật dự liệu quy định khi các bên thỏa thuận tiếp tục áp dụng một biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác trong quan hệ bảo lãnh để ràng buộc tính chất tác động, dự phòng, dự phạt hơn nữa thì pháp luật cũng sẽ tôn trọng và bảo đảm thực hiện thỏa thuận đó.

Ví dụ, A cam kết bảo lãnh cho B vay tiền của X. Để ràng buộc trách nhiệm của A cũng như đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của mình trong quan hệ cho vay. X thỏa thuận, A phải dùng một tài sản chuyển giao cho X (cầm cố) để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh.

Nếu nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi cá nhân là người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt hoạt động, bởi vì các chủ thể này không còn năng lực chủ thể trong các quan hệ pháp lụật nói chung và quan hệ bảo lãnh nói riêng.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn có thể bảo lãnh một phần nghĩa vụ trả tiền của bạn của bạn. Do đó, bạn nên thỏa thuận lại để hai bên thống phạm vi bảo lãnh.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi