Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 413 Lượt xem

Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với các giải pháp kỹ thuật và những đối tượng sở hữu công nghiệp khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, bí mật kinh doanh (bí mật thương mại) nhãn hiệu, quyên đối với giống cây trồng là quyền tài sản có thể chuyển giao toàn bộ hoặc một phần theo hợp đồng chuyển nhượng.

Khi thiết lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp cần phải có những nội dung mà pháp luật quy định. Vậy Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp cần đảm bảo những thông tin gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

Khái niệm chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với các giải pháp kỹ thuật và những đối tượng sở hữu công nghiệp khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, bí mật kinh doanh (bí mật thương mại) nhãn hiệu, quyên đối với giống cây trồng là quyền tài sản có thể chuyển giao toàn bộ hoặc một phần theo hợp đồng chuyển nhượng.

– Chủ Bằng bảo hộ là chủ sở hữu các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp có quyền khai thác lợi ích của các đối tượng được bảo hộ như áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, đầu tư dây chuyền công nghệ để tạo ra những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao cung cấp cho thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu của ngươi tiêu dùng và phát triển sản xuất, kinh doanh trong xã hội và trên phạm vi toàn thế giới.

Với tư cách là chủ sở hữu những sản phẩm trí tuệ được bảo hộ, chủ thể có quyền định sử dụng và đoạt tài của mình thông qua các hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp cho các chủ thể khác có nhu cầu sử dụng.

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thông qua hợp đồng nhằm xác lập quyền sở hữu các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp đang còn hiệu lực cho chủ thể khác là cá nhân, pháp nhân.

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thông qua thỏa thuận của bên chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và được chuyển nhượng. Các điều kiện của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nhiệp phải đá ứng các điều kiện của hợp đồng dân sự và các điều kiện khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về chủ thể, về đối tượng, về nội dung, về hình thức, thủ tục và trình tự giao kết hợp đồng.

Vậy, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là sự thỏa thuận của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp với cá nhân, pháp nhân khác theo đó chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình chức tổ chức, cá nhân làm chủ sở hữu. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện bằng văn bản và phải tuân theo các thủ tục, trình tự và điều kiện chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định tại Điều 139 Luật SHTT, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ có quyền chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ. Những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp theo qy định của pháp luật được phép chuyển giao và thuộc quyền sở hữu bên chuyển giao. Những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp không xác lập quyền sở hữu cá nhân, pháp nhân thì không thể chuyển giao như quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

Riêng đối với tên thương mại, khi chuyển giao thì phải chuyển giao toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Do vậy, tên thương mại có đặc điểm đồng nhất không thể chuyển giao một phần tên thương mại, vì tên thương mại luôn phải gắn liền với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng tên thương mại đã đăng ký.

Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định tại Điều 140 Luật SHTT, nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp do các bên thỏa thuận. Nội dung chủ yếu của hợp đồng trước hết là tên và địa chỉ của bên chuyển nhượng và tên đầy đủ của bên được chuyển nhượng.

a) Tên của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng

Bên chuyển nhượng là chủ sở hữu của quyền sở hữu công nghiệp là cá nhân hoặc pháp nhân. Đối với cá nhân, chủ thể chuyển nhượng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có năng lực giao kết hợp đồng. Địa chỉ của bên chuyển nhượng cần phải xác định rõ: Nơi cư trú của cá nhân, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú (nếu có), nơi có trụ sở của pháp nhân, tài khoản của cá nhân, pháp nhân mở tại ngân hàng nào cần được xác định.

b) Căn cứ chuyển nhượng

Căn cứ chuyển nhượng được dựa trên căn cứ nào, dựa trên cơ sở luật định, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c) Giá chuyển nhượng

Giá chuyển nhượng do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp giá chuyển nhượng đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật ấn định giá tối đa, thì các bên chỉ có quyền thỏa thuận theo khung giá đó. Giá của một sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí, bí mật kinh doanh là đối tượng chuyển giao do các bên thỏa thuận trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

d) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng:

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được xác định từ nội dung của hợp đồng do các bên thỏa thuận xác lập.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có đặc điểm song vụ, theo đó quyền và nghĩa của các bên đối lập nhau. Các bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thường được thể hiện ở phương thức chuyển giao đối tượng, địa điểm và thời hạn, phạm vi đối tượng được chuyển giao toàn bộ hay một phần, giải pháp khắc phục rủi ro, nguyên tắc sử dụng đối tượng được chuyển giao, điều kiện hủy bỏ hợp đồng, điều kiện đình chỉ thực hiện hợp đồng, nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, biện pháp xử lý khi gặp trở ngại khách quan… đây là phần nội dung cơ bản của hợp đồng các bên buộc phải thực hiện.

->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền tác giả

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi