Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?
  • Thứ năm, 02/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1480 Lượt xem

Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp. Mời Quý vị theo dõi:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp đến hạn trả theo thỏa thuận, bên vay vẫn chưa trả tiền. Vậy xử lý như thế nào? Bài viết nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện? của chúng tôi sẽ phần nào giải đáp thắc mắc:

Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Điều 466 Bộ luật dân sự quy định về Nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, một trong những nghĩa vụ của bên vay tiền là trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nợ quá hạn tức là khi đến hạn thanh toán, bên vay chưa thực hiện thanh toán hoặc đã thực hiện thanh toán nhưng chưa đầy đủ số tiền, tài sản theo thỏa thuận của hợp đồng vay. Nợ quá hạn là hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên vay, theo đó, để bảo vệ quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm bởi bên vay, bên cho vay có quyền khởi kiện ra tòa. Khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm, cá nhân, tổ chức có thể khởi kiện. Do đó, với câu hỏi:  nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện? thì kể từ thời điểm đến hạn thanh toán, bên vay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình một cách đầy đủ, bên cho vay đã có thể khởi kiện mà không phải đợi thêm một khoảng thời gian.

Thực tế, hai bên có thể thỏa thuận gia hạn thời gian để bên vay trả đủ số tiền nợ. Theo đó thời điểm xác định quyền, lợi ích của bên cho vay bị xâm phạm cũng bị lùi lại.

Vào thời điểm quyền, lợi ích của bên cho vay bị xâm phạm, bên cho vay có thể không khởi kiện ngay. Tuy nhiên, bên cho vay cần lưu ý đến thời hiệu khởi kiện, tránh để quá lâu quá thời hiệu khởi kiện, để đảm bảo việc khởi kiện được thụ lý và giải quyết, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích cho mình.

Theo Điều 429 Bộ luật dân sự thì thời hiệu khởi kiện về hợp đồng nói chung, về hợp đồng vay tài sản nói riêng như sau:

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Khi nào ngân hàng khởi kiện đòi nợ quá hạn?

Như đã chia sẻ trên đây, nếu không nhận đủ số tiền đã cho vay, bên cho vay có quyền kiện ra Tòa án để đòi hết số tiền còn lại.

Đối với trường hợp vay tiền ngân hàng nhưng không trả được nợ khi quá hạn, tùy vào chính sách của từng ngân hàng mà thời gian nợ xấu bị kiện ra tòa sẽ khác nhau.

Trong các phương án xử lý nợ xấu, kiện tụng thường là lựa chọn cuối cùng của các ngân hàng và chỉ thực hiện khi khách hàng thiếu thiện chí, bất hợp tác.

Dựa trên mức độ thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng, các ngân hàng sẽ có các giải pháp xử lý nợ xấu khác nhau.

Với những khách hàng có thiện chí và nguồn tài sản trả nợ, ngân hàng có thể hỗ trợ, gia hạn thời hạn vay cho khách hàng. Nếu khách hàng có thiện hợp tác hợp nhưng không đủ nguồn trả nợ, ngân hàng sẽ phối hợp để xử lý tài sản bảo đảm.

Trường hợp khách hàng không hợp tác, ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp mạnh như thu giữ tài sản, khởi kiện hay thậm chí là chuyển hồ sơ lên cơ quan công an để xử lý hình sự.

Cách khất nợ ngân hàng?

Khi dính nợ xấu, người vay nên tìm cách trao đổi, trình bày nguyện vọng một cách trung thực với ngân hàng để hai bên cùng đưa ra phương án giải quyết phù hợp.

Trong trường hợp bị ngân hàng kiện ra đòi nợ, người vay phải chú ý tuân thủ lịch triệu tập, xét xử của Tòa án, thông báo giải quyết của Cơ quan thi hành án có thẩm quyền. Đặc biệt, không được tỏ thái độ né tránh, bất hợp tác và nghĩ ra các cách để trốn nợ. 

Mặc dù vay nợ là vấn đề dân sự, tuy nhiên nếu người vay có hành vi vi phạm pháp luật hay bỏ trốn thì ngân hàng có thể chuyển hồ sơ cho phía Công an để xử lý hình sự.

Nợ quá hạn không trả có bị đi tù không?

Đi tù có thể hiểu đơn giản là việc bị áp dụng hình phạt tù theo quy định của bộ luật hình sự. Một cá nhân chỉ bị đi tù khi mà người đó có hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự, có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án tuyên bố người đó có tội và phải chịu hình phạt tù.

Hiện nay trong bộ luật hình sự không có quy định nợ quá hạn không trả bị đi tù. Bởi trường hợp không có khả năng trả nợ khi đến hạn vì lý do bất đắc dĩ như mất việc làm, làm ăn thua lỗ hay phá sản… thì bên vay chỉ có trách nhiệm dân sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên cá nhân vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự nếu có các hành vi như:

– Bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác;

– Vay tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

– Vay tài sản của người khác và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Đồng thời, số tiền chiếm đoạt phải thỏa mãn giá trị theo quy định của Bộ luật hình sự.

Chắc hẳn rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi Quý vị đã làm rõ thắc mắc nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện? Trường hợp cần hỗ trợ thêm thông tin về nội dung bài viết, Quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ làm rõ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi