Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Những yêu cầu khác đối với di chúc là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 795 Lượt xem

Những yêu cầu khác đối với di chúc là gì?

Về nguyên tắc, tất cả các di chúc đều được coi là do người để lại di sản lập ra trong khi minh mẫn, sáng suốt. Vì vậy, người nào khởi kiện vì cho rằng di chúc được lập ra khi người lập di chúc không còn minh mẫn, sáng suốt thì phải chứng minh điều đó trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Để di chúc có hiệu lực chúng ta luôn phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật đặt ra. Ngoài những điều kiện pháp luật yêu cầu một di chúc phải đáp ứng, nếu muốn được coi là hợp pháp thì BLDS của nước ta còn quy định một số vấn đề khác mà quá trình thiết lập di chúc phải tuân theo nhằm tăng cường tính xác thực của di chúc, qua đó bảo vệ ý nguyện đích thực của người để lại di sản.  

Vậy Những yêu cầu khác đối với di chúc là gì? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Yêu cầu đối với người chứng nhận, chứng thực và người làm chứng di chúc

Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn là những người đại diện cho các cơ quan trong việc chứng nhận, chứng thực di chúc nhằm xác nhận một di chúc là do chính người để lại tài sản tự nguyện lập ra trong trạng thái tinh thần minh mẫn sáng suốt. Vì vậy, để tăng cường tính khách quan, đảm bảo độ trung thực trong việc chứng nhận, chứng thực di chúc, người chứng nhận, chứng thực phải là người không có liên quan gì đến việc hưởng di sản cũng như đến người thừa kế của người lập di chúc. Điều 659 BLDS 2005 đã quy định:

“Công chứng viên, người có thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn không được công chứng, chứng thực đối với di chúc, nếu họ là:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan đến nội dung của di chúc”.

Nếu việc chứng nhận, chứng thực di chúc nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lý để ghi nhận một sự kiện thực tế thì làm chứng trong di chúc cũng là việc nhằm góp phần nâng cao tính khách quan của di chúc. Muốn vậy, người làm chứng phải là người đã thành niên, có đủ năng lực hành vi dân sự, đồng thời không có liên quan đến việc hưởng di sản của người lập di chúc. Vì thế, tại Điều 654 BLDS sự 2005 quy định:

“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan đến nội dung của di chúc.

3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự”.

Như vậy, người làm chứng cho việc lập di chúc có thể là cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con của người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc nhưng không thể là người chứng nhận, chứng thực di chúc. Bởi chúng ta biết, trong môi trường hợp nói trên, những người này sang một tư cách khác nhau: khi chứng nhận, chứng thực, họ mang tư cách là người thay mặt một cơ quan nhà nước. Khi làm chứng cho việc lập di chúc, họ hoàn toàn mang tư cách cá nhân.

Yêu cầu đối với việc xác định sự minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc

Về nguyên tắc, tất cả các di chúc đều được coi là do người để lại di sản lập ra trong khi minh mẫn, sáng suốt. Vì vậy, người nào khởi kiện vì cho rằng di chúc được lập ra khi người lập di chúc không còn minh mẫn, sáng suốt thì phải chứng minh điều đó trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi có đầy đủ cơ sở để khẳng định thiếu sự minh mẫn, sáng suốt và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận thì di chúc mới bị coi là vô hiệu. Thông thường, những di chúc đã thông qua thủ tục chứng nhận, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì ít khi xảy ra tranh chấp này.

Tranh chấp về tính minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc thường chỉ xảy ra đối với những di chúc tự lập không có chứng nhận, chứng thực. Vì vậy, muốn tránh sự tranh chấp nói trên thì tốt nhất người để lại di sản hãy lập di chúc thông qua thủ tục có chứng nhận, chứng thực.

Nếu không thể lập di chúc theo thể thức nói trên thì người lập di chúc cần nhờ người làm chứng xác nhận vào di chúc về tình trạng minh mẫn, sáng suốt của mình.

Yêu cầu đối với sự kiện được coi là điều kiện trong di chúc có điều kiện

Điều 125 BLDS 2005 quy định:

“Trong trường hợp các bên có thoả thuận về điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự, thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc bị huỷ bỏ”.

Quy định trên chỉ áp dụng đối với các giao dịch dân sự là hợp đồng hay được áp dụng với các giao dịch là hành vi pháp lý đơn phương? Nếu xét đơn thuần về câu chữ của điều luật thì quy định này chỉ được áp dụng đối với hợp đồng bởi chỉ có hợp đồng mới có thể có các bên thoả thuận”.

Như vậy, dù quy định về giao dịch nói chung nhưng chỉ trong hợp đồng, các bên chủ thể mới được quyền xác định về một sự kiện để được coi là điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ hợp đồng.

Tuy vậy, chúng tôi cho rằng về mặt bản chất, điều luật trên vẫn có thể áp dụng đối với giao dịch là hành vi pháp lý đơn phương hay nói cụ thể hơn là đối với di chúc vì trong di chúc cũng như trong các giao dịch một bên nói chung không cần có sự thoả thuận nên người có ý chí đơn phương vẫn có quyền bằng ý chí ấy đưa ra các điều kiện.

Vì lẽ đó nếu người lập di chúc có xác định về một sự kiện là điều kiện của di chúc thì chỉ khi nào sự kiện đó xuất hiện thì di chúc mới có hiệu lực. Mặt khác, nếu người lập di chúc có đưa ra một điều kiện đối với người hưởng di sản thì chỉ khi nào người đó đáp ứng được điều kiện này mới được hưởng di sản theo di chúc.

Tất nhiên, các điều kiện mà người lập di chúc đưa ra chỉ được coi là điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật hoặc để người thừa kế được hưởng di sản theo di chúc đã lập khi các điều kiện đó đã đáp ứng được các yêu cầu theo tinh thần và nguyên tắc chung của pháp luật. Đó là:

Thứ nhất: Các sự kiện để được coi là điều kiện trong di chúc phải mang tính khách quan

Sự kiện khách quan là những sự kiện nằm ngoài ý chí của con người. Vì vậy yêu cầu này đòi hỏi việc các sự kiện nói trên có xuất hiện trong thực tế hay không, khi nào xuất hiện, xuất hiện ở mức độ nào phải hoàn toàn nằm ngoài ý chí của người lập di chúc. Đồng thời, các sự kiện đó phải là những tình tiết trong tương lai (chỉ xuất hiện sau khi di chúc được lập thậm chí, sau khi người lập di chúc chết).

Thứ hai: Nếu điều kiện đó là một công việc phải làm thì phải là những công việc có thể thực hiện được

Một công việc có thể thực hiện được hay không thường do hai yếu tố sau đây quyết định, một là do đặc tính của bản thân công việc nên công việc đó không thể thực hiện được.

Hai là, do công việc đó trái đạo đức xã hội và đã bị pháp luật cấm làm. Vì vậy yêu cầu này đòi hỏi nếu sự kiện được xác định trong di chúc là một công việc phải làm thì công việc đó phải phù hợp với pháp luật và không trái đạo đức xã hội.

Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng trong thực tế có thể người lập di chúc dự liệu về một sự kiện để làm điều kiện của di chúc mà bản thân sự kiện đó là một việc bất hợp pháp nhưng sự dự liệu lại vẫn được coi là hợp pháp.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Không có đăng ký kết hôn có làm giấy khai sinh cho con được không?

Trong trường hợp không có giấy đăng ký kết hôn, khách hàng vẫn có thể làm giấy khai sinh cho con. Tuy nhiên muốn đăng ký khai sinh cho con như vậy thì theo quy định của pháp luật có những quy định cụ thể mà khách hàng cần phải nắm rõ. Vậy, thủ tục làm giấy khai sinh cho con cần những giấy tờ gì, đăng ký ra...

Quyền sở hữu tài sản là gì?

Quyền sở hữu tài sản là mức độ xử sử mà pháp luật cho phép chủ thể được thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản thuộc sở hữu của chủ thể đó trong những điều kiện nhất...

Mức phạt vi phạm hợp đồng mới nhất

Khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định...

Phân biệt năng lực pháp luật và năng lực hành vi

Trong lĩnh vực dân sự, mỗi cá nhân có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Đây là hai năng lực có tính chất hoàn toàn khác nhau và đã được quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự...

Có được thanh lý tài sản thế chấp không?

Xin hỏi doanh nghiệp nhận thế chấp quyền sử dụng đất có được thanh lý tài sản đó khi quá hạn hay bên thế chấp không có khả năng trả nợ...

Xem thêm