Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi theo quy định như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1339 Lượt xem

Nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi theo quy định như thế nào?

Tại bãi biển Vũng Tàu, vợ chồng tôi có thấy một bé gái bị bỏ rơi và đã lên cơ quan công an trình báo. Đã một thời gian vẫn chưa tìm thấy bố mẹ cháu nên chúng tôi muốn nhận cháu làm con nuôi thì có được không? thủ tục như thế nào?

Câu hỏi:

Kính gửi Luật Hoàng Phi, nhờ luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp sau:

Vợ chồng tôi mới kết hôn đầu năm và một tháng sau thì chúng tôi đi hưởng tuần trăng mật tại Vũng Tàu. Tại nơi đây, chúng tôi có thấy một bé gái khoảng 5 tuổi bị bỏ rơi tại bãi biển. Tôi đã đến cơ quan công an địa phương để trình báo về vụ việc nhưng đến nay công an vẫn chưa tìm thấy bố mẹ của cháu. Chúng tôi muốn trước khi bố mẹ đẻ tìm được cháu thì vợ chồng tôi muốn nhận cháu làm con nuôi. Vậy tôi có thể nhận nuôi cháu được hay không? Và thủ tục như thế nào?

 Nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi như thế nào?

Trả lời:

Với câu hỏi: Nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi như thế nào? Chúng tôi tư vấn như sau:

Bé gái bị thất lạc cha mẹ mà hai vợ chồng bạn muốn nhận làm con nuôi có thể thuộc diện trẻ em bị bỏ rơi, nếu sự việc bỏ rơi đã được UBND cấp xã xác nhận và trẻ em đã được thông báo tìm thân nhân theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; hết thời hạn niêm yếu 7 ngày mà không có cha mẹ đẻ của trẻ em đến nhận lại thì hai vợ chồng bạn có thể tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi tại UBND cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi, đồng thời với việc UBND xã tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi.

Theo quy định tại Điều 17, 18 Luật Nuôi con nuôi 2010, hồ sơ nhận con nuôi gồm những giấy tờ sau đây:

– Đối với hai vợ chồng bạn:

a) Đơn xin nhận con nuôi  (Cả hai vợ chồng đều phải thể hiện nguyện vọng nhận con nuôi);

b) Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

c) Phiếu lý lịch tư pháp;

d) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

e) Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

– Đối với trẻ em:

a) Giấy khai sinh;

b) Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

d) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, vợ chồng bạn nộp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi tại UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận trẻ em bị bỏ rơi. UBND cấp xã nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, thông tin và đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi