Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Nhận được bưu phẩm gửi từ nước ngoài có tiền bên trong có phải lừa đảo không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1310 Lượt xem

Nhận được bưu phẩm gửi từ nước ngoài có tiền bên trong có phải lừa đảo không?

Đối với Việt Nam thì tiền, trang sức có giá trị là mặt hàng cấm gửi trong bưu kiện từ nước ngoài chuyển vào.

Hiện nay, rất nhiều người thắc mắc liên quan đến vấn đề nộp phạt do bưu phẩm có kèm tiền được gửi từ nước ngoài về Việt Nam. Vậy Nhận được bưu phẩm gửi từ nước ngoài có tiền bên trong có phải lừa đảo không? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết thông qua một ví dụ cụ thể dưới đây.

Ví dụ về trường hợp Người bạn ở nước ngoài gửi bưu kiện dưới dạng quà tặng

Một số điện thoại 093xxxx801 gửi về hòm thư email luathoangphi.vn của chúng tôi yêu cầu giải đáp như sau: “ Tôi quen một người bạn ở Mỹ được một thời gian, và anh ta đã gửi tôi một bưu kiện và khi bưu điện đó về đến Việt Nam anh ta cho tôi link công ty vận chuyển và mã Cod. Tôi kiểm tra có đầy đủ thông tin người nhận là tôi và bưu kiện đó nặng 29kg.

Sau đó công ty vận chuyển bảo tôi phải thanh toán 11.500.000 phí thông quan ( điều này người bạn trai kia có nói trước tôi sẽ thanh toán từ 480-600 USD để nhận bưu kiện) sau đó công ty đưa tôi một số tài khoản cá nhân ở Hà Nội, tôi than toán xong. Sau đps công ty nói rằng khi quét bưu kiện phát hiện một lượng tiền lớn trong đó.

Tôi đã hỏi người bạn trai kia và anh ta bảo bỏ vào 20 ngàn USD và một phong bì của mẹ anh ta nhưng bao nhiêu thì không biết. Công ty vận chuyển nói rằng công ty không thể giao bưu kiện mà không thương lượng, họ bảo tôi thanh toán 70.000.000 VNĐ, nhưng tôi nói rằng tôi không đủ số tiền như thế và mức thấp nhất để thanh toán họ đưa ra là 23.000.000 VNĐ.”

Bưu phẩm có kèm tiền có bị cấm gửi qua đường bưu chính?

Căn cứ theo Điều 12 Luật Bưu chính 2010 quy định về hàng hóa không được gửi qua mạng bưu chính:

– Vật phẩm, hàng hóa mà pháp luật của Việt Nam quy định cấm lưu thông;

– Vật phẩm, hàng hoá từ Việt Nam gửi đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu; pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu.

– Vật phẩm, hàng hoá từ các nước gửi về Việt Nam mà pháp luật Việt Nam quy định cấm nhập khẩu.

– Vật phẩm, hàng hoá bị cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam; điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đồng thời theo Liên minh bưu chính thế giới mà Việt Nam là thành viên thông qua hiệp định các dịch vụ thanh toán qua bưu chính. Công ước Bưu chính thế giới (UPU) và nghị định thư có quy định về các loại hàng hóa bị cấm gửi như:

– Các loại tiền kim loại, tiền giấy, chứng khoán;

– Các loại séc du lịch bạch kim, vàng hoặc bạc đã được gia công hoặc chưa;

– Các loại đá quý, đồ trang sức hoặc các vật phẩm có giá trị khác

Như vậy, hầu hết các quốc gia không cho phép bỏ tiền vào bưu phẩm gửi qua đường bưu chính qua nước khác. Đối với Việt Nam thì tiền, trang sức có giá trị là mặt hàng cấm gửi trong bưu kiện từ nước ngoài chuyển vào. Do vậy trường hợp trên Nhận được bưu phẩm gửi từ nước ngoài có tiền bên trong thuộc trường hợp lừa đảo.

Gửi bưu phẩm có kèm tiền từ nước ngoài về có bị phạt không?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Ngoài ra kèm theo hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính. Như vậy, với hành vi gửi bưu phẩm có kèm tiền thì bạn có thể bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng. Và dù đóng phạt thì bạn không thể nhận lại số tiền đã gửi trong bưu phẩm này. Tiền gửi kèm bưu phẩm sẽ bị tịch thu vào kho bạc nhà nước, không trả lại.

Lưu ý không có trường hợp xử phạt nào cơ quan nhà nước chỉ gọi điện thoại thông báo nộp phạt. Và không có quy định đóng tiền phạt vào tài khoản cá nhân. Hiện nay, có thể đóng tiền phạt qua hình thức chuyển khoản nhưng số tài khoản của kho bạc nhà nước. Việc đóng phạt phải có biên lai chứng thực rõ ràng.

Khi bị lừa chuyển khoản phạt vì gửi bưu phẩm có kèm tiền xử lý sao?

Trường hợp bạn nhận được cuộc gọi không đáng tin cậy yêu cầu chuyển tiền đóng phạt như tình huống bài viết; cần phải xác minh cẩn thận trước khi chuyển tiền. Nếu không may đã lỡ chuyển tiền rồi hãy liên hệ cơ quan công an quận/huyện gần nhất. Đây có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng được cơ quan công an điều tra xử lý.

Căn cứ quy định Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy đinh về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu đồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình phạt tội lừa đảm chiếm đoạt tài sản nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ hưởng án treo. Hình phạt nặng nhất có thể chịu án tù chung thân. Hình phạt bổ sung là phạt tiền, tịch thu tài sản.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo bằng hình thức gửi tiền, quà từ nước ngoài

Thứ nhất: Đối tượng gửi quà là người nước ngoài hoặc giả danh là người nước ngoài, mới quen, quen qua mạng xã hội, chưa từng gặp mặt và chỉ liên hệ qua mạng xã hội. Sau một khoảng thời gian quen biết, lợi dụng sự cả tin của người dân để nhờ họ làm trung gian nhận món quà, tài sản với giá trị lớn.

Thứ hai: Thông qua thủ đoạn tiết lộ cho nạn nhân biết trong gói quà gửi về Việt Nam có nhiều tài sản giá trị lớn như tiền, vàng, trang sức đắt tiền… mặc dù các tài sản này bị cấm gửi qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh.

Thứ ba: Khi nạn nhân chấp nhận làm trung gian, đối tượng lấy danh nghĩa giả nhân viên công ty giao hàng, hải quan, ngân hàng gọi điện thoại cho nạn nhân yêu cầu nộp tiền vận chuyển, thuế hải quan và tiền phạt vì soi thấy có tiền, vàng, trang sức trong gói hàng gửi về.

Thứ tư: Yêu cầu chuyển khoản trong mọi trường hợp đều chuyển vào số tài khoản cá nhân tại Việt Nam.

Thứ năm: Khi nạn nhân “sập bẫy” và chuyển khoản, đối tượng lừa đảo sẽ khóa tài khoản mạng xã hội, nhanh chóng chuyển tiền chiếm đoạt qua nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác nhau. Cuối cùng, tiền sẽ được rút ở một ngân hàng nước ngoài.

Do những đặc tính của không gian mạng như xuyên quốc gia, ẩn danh,  thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng ngày càng tinh vi, gây khó khăn cho công tác truy tìm, điều tra của cơ quan chức năng. Vậy nên các trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận, giải quyết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi