Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
  • Thứ bẩy, 13/05/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 466 Lượt xem

Nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là thiệt hại thực tế.

Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được coi là một dạng của thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong Bộ luật dân sự. Vậy, thế nào là thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? Xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như thế nào?

Khách hàng quan tâm những nội dung trên vui lòng theo dõi bài viết với nội dung Nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Nguyên tắc xác định thiệt hại

Thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là thiệt hại thực tế gồm:

Thứ nhất, lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại.

Thứ hai, người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích quy định tại điểm a khoản này;

Thứ ba, có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó.

Mức độ thiệt hại được xác định phù hợp với yếu tố xâm phạm quyền đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. TH Việc xác định mức độ thiệt hại dựa trên chứng cứ về thiệt hại do các bên cung cấp, kể cả kết quả trưng cầu giám định và bản kê khai thiệt hại, trong đó làm rõ các căn cứ để xác định và tính toán mức thiệt hại.

Tổn thất về tài sản

Tổn thất về tài sản được xác định theo mức độ giảm sút hoặc bị mất về giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ.

Giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây:

Thứ nhất, giá chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ ba, giá trị quyền sở hữu trí tuệ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp.

– Thứ tư, giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các chi phí tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế và các chi phí khác.

Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận

Thu nhập, lợi nhuận quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm: Thu nhập, lợi nhuận thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Những thu nhập, lợi nhuận thu được do cho thuê đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

Mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận được xác định theo một hoặc các căn cứ: So sánh trực tiếp mức thu nhập, lợi nhuận thực tế trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm, tương ứng.

So sánh sản lượng, số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thực tế tiêu thụ hoặc cung ứng trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm. Giá bán thực tế trên thị trường của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm.

Tổn thất về cơ hội kinh doanh

Cơ hội kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:

– Khả năng thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh.

– Khả năng thực tế cho người khác thuê đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

– Khả năng thực tế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển nhượng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cho người khác;

– Cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra.

Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi thực hiện các khả năng của mình nhưng thực tế không có được khoản thu nhập đỏ do hành vi xâm phạm gây ra.

Thiệt hại còn là những chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại như: Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ gồm chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hóa xâm phạm, chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời, chi phí hợp lý để thuê dịch vụ giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm và chi phí cho việc thông báo, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến hành vi xâm phạm.

>>>>> Tham khảo bài viết: Đăng ký sở hữu trí tuệ

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

Theo quy định tại Điều 608 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.

Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của một số quốc gia trên thế giới có hai nhóm chính.

Nhóm thứ nhất, không ban hành luật bảo vệ người tiêu dùng. Các quy định của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng không tập trung trong một văn bản nhất định, mà được quy định không tập trung tại các văn bản pháp luật khác nhau.

Nhóm thứ hai, những quốc gia ban hành các đạo luật bảo vệ người tiêu dùng như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Canada, Cộng hòa Pháp, Hồng Kông, Ấn Độ, Cộng hòa Liên bang Nga, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Vương quốc Anh. TƯ Tại Hoa Kỳ, từ thập niên 1960 – 1970, hàng loạt đạo luật được ban hành: Luật Liên bang về chất lượng nguy hại, 1960; Luật về đóng gói và ghi nhận công bằng, 1966; Luật về Tiết lộ thông tin đầy đủ trong các giao dịch bất động sản Liên bang năm 1968; Luật Bảo đảm an toàn đồ chơi trẻ em năm 1969; Luật An toàn sản phẩm tiêu dùng năm 1972…

Cùng giai đoạn này, Nhật Bản ban hành Luật Cơ bản về bảo vệ người tiêu dùng năm 1968; Austrailia có Luật về Các hành vi thương mại năm 1974, Vương quốc Anh có Luật Thuế năm 1964;

Luật về Thông tin sai lạc trong thương mại năm 1967; Luật Mô tả | thương mại năm 1968; Luật về Cung ứng hàng hóa, dịch vụ năm 1971; Luật Thương mại công bằng năm 1973; Luật An toàn tiêu dùng năm 1978…

Về người tiêu dùng, trên thế giới có hai hệ thống khái niệm. Hệ thống khái niệm thứ nhất, chỉ quy định người tiêu dùng là cá nhân (Luật châu Âu và Luật Quebec). Họ quan niệm rằng, pháp nhân có nhiều lợi thế hơn cá nhân, cho nên pháp luật không can thiệp;

Hệ thống khái niệm thứ hai, người tiêu dùng gồm cá nhân và pháp nhân, liên quan đến lợi ích chung của toàn xã hội.

Về quyền của người tiêu dùng, ngày 09 tháng 04 năm 1985, dưới sự tác động của Tổ chức quốc tế liên minh NTD (Quốc tế NTD), Liên hợp quốc thông qua tập hợp các nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng trên toàn thế giới trong việc ban hành luật hay chính sách pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tại các quốc gia thành viên, gồm: Quyền được thỏa mãn nhu cầu cơ bản; Quyển được an toàn; Quyền được lựa chọn; Quyền được thông tin; Quyền được giáo dục tiêu dùng; Quyền được giải quyết và bồi thường thiệt hại; Quyển được đại diện; Quyền được hưởng một môi trường lành mạnh. | Các quốc gia là thành viên của Đại Hội đồng Liên hợp quốc áp dụng các nguyên tắc cơ bản ở các mức độ khác nhau. Nhóm thứ nhất chỉ nếu vắn tắt các nguyên tắc cơ bản này như Cộng hòa Liên bang Nga, Thái Lan; nhóm thứ hai nêu chi tiết các nguyên tắc cơ bản trên như Trung Quốc.

Lợi ích người tiêu dùng luôn luôn được pháp luật của các nước bảo vệ.

Tiêu dùng được hiểu là cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch để có tài sản, hàng hóa, dịch vụ và có được tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng. Là Hàng hóa, dịch vụ thể hiện dưới dạng vật chất hay phi vật chất. Người tiêu dùng được hiểu là người mua, người sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của bản thân, gia đình, tổ chức.

– Điều 608 BLDS năm 2015, quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng: “Cá nhân, pháp nhân sản xất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.

– Theo quy định này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng phát sinh từ những giao dịch hợp pháp và mang tính chất tài sản. Quyền lợi của người tiêu dùng không những bị thiệt hại về tài sản do hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Hành vi xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng là hành vi trái pháp luật. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng là trách nhiệm dân sự, người có hành vi vi phạm phải bồi thường. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng được xác định:

Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể là chủ thể tham gia giao dịch mua bán sản phẩm, dịch vụ với nhà sản xuất, nhà phân phối bán lẻ, nhà cung ứng dịch vụ. Người tiêu dùng không phải là chủ thể giao dịch, nhưng là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung ứng dịch vụ.

Thứ hai, hàng hóa có khuyết tật do thiết kế, sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ; hàng hóa tiềm ẩn các nguy cơ gây mất an toàn khi sử dụng, nhưng không được nhà sản xuất, nhà phân phối hướng dẫn hoặc người bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ xuất xứ, không có nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu thật được gắn trên sản phẩm giả, lừa dối người tiêu dùng.

Thứ ba, hành vi sản xuất hàng giả, kém chất lượng, hàng hóa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi sử dụng, vận chuyển, hành vi cung cấp hàng giả là hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho người tiêu dùng có mối quan hệ nhân quả.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng là trách nhiệm dân sự không cần điều kiện lỗi. Nhà sản xuất, người phân phối hàng hóa, người cung ứng dịch vụ cung cấp các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng cho dù có lỗi hay không có lỗi đều phải bồi thường khi hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, cung cấp gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

– Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng dựa trên các điều kiện sau đây: a

Thứ nhất, hành vi của các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ;

Thứ hai, hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Thứ ba, hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ là hành vi trái pháp luật. Thiệt hại do hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây ra cho người tiêu dùng cũng là nững thiệt hại phổ biến về tài sản, sức khỏe, tính mạng, môi trường…

Vì vậy, tương ứng với mỗi loại thiệt hại thì xác định thiệt hại, xác định chủ thể phải bồi thường thiệt hại, chủ thể được bồi thường thiệt hại, thời hạn bồi thường thiệt hại trong trường hợp sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng bị xâm phạm khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ của chủ thể sản xuất, cung ứng dịch vụ hoặc chủ thể phân phối, bán lẻ hàng hóa.

Căn cứ vào từng quan hệ cụ thể để xác định thiệt hại về tài sản, thiệt hại về sức khỏe, thiệt hại về tính mạng. Đặc biệt, thiệt hại về sức khỏe của chủ thể do sử dụng hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng, phổ biến là lương thực, thực phẩm, dược liệu, vật phẩm tiêu dùng khác như mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em…

Nếu hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại về sức khỏe cho người tiêu dùng, thì cách xác định thiệt hại về sức khỏe cũng áp dụng như hành vi trái pháp luật khác gây thiệt hại. Nếu thiệt hại về tính mạng thì cũng áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm do hành vi trái pháp luật gây ra, bao gồm cả khoản tiền bù đắp những tổn thất về tinh thần cho người bị hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây ra, trong trường hợp người tiêu dùng bị thiệt hại về sức khỏe hoặc tính mạng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi