Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
  • Thứ ba, 14/05/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 667 Lượt xem

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Quy định về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

Vấn đề người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại điều 150 Bộ luật lao động, cụ thể như sau:

Điều 150. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

1. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. 

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. 

2. Công dân Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc làm việc cho cá nhân là công dân nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam và được pháp luật bảo vệ. 

3. Chính phủ quy định chi tiết việc tuyển dụng, quản lý lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. 

Bình luận về quy định người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hay còn gọi là “xuất khẩu lao động” là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề, tiếp cận công nghệ tiên tiến cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với nước ngoài. 

Nước ta đã hợp tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài từ năm 1980. Thời kỳ đầu từ năm 1980 đến năm 1990, hợp tác lao động của nước ta chủ yếu thông qua các Hiệp định Chính phủ với các nước thuộc Liên Xô (cũ), một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và một số nước ở Trung Đông. Trong giai đoạn này, hợp tác lao động được thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước do các cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện. VÀ Để bảo đảm hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc 

nước ngoài được đồng bộ, chặt chẽ, tránh các rủi ro phát sinh do bất động văn hóa, ngôn ngữ, lừa đảo, nhà nước đã thể chế hóa các quy định về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thành điều luật khi BLLĐ được Quốc hội thông qua năm 1994 (quy định 02 điều, gồm Điều 134 và Điều 135). Tiếp sau đó là lần sửa đổi BLLĐ năm 2002, gồm 8 điều (Điều 134, Điều 134a, Điều 135, Điểu 135a, Điều 135b, Điều 135c, Điều 166 và Điều 184) và được cụ thể trong Nghị định của Chính phủ. 

Tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của chủ trương, chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời khắc phục các hạn chế, vướng mắc của pháp luật trong lĩnh vực này.

Năm 2006, Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật số 72/2006/QH11 về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là Luật số 72) và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Luật số 72 (bao gồm 8 chương, 80 điều) và hệ thống các văn bản hướng dẫn đã tạo hành lang pháp lý đồng bộ để điều chỉnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tăng cường công tác quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo quyền tự do tìm kiếm việc làm cho người dân.

Theo Báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, kể từ khi có Luật số 72 số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng đáng kể, trung bình mỗi năm có hơn 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt trong 5 năm gần đây, mỗi năm có trên 130.000 lao động ra nước ngoài làm việc, tập trung chủ yếu ở các nước và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, các nước Trung Đông, góp phần đáng kể nâng cao thu nhập, đời sống của người dân, cải thiện chất lượng nguồn lao động thông qua một bộ phận lao động tiếp cận với máy móc và công nghệ tiên tiến, cơ chế quản lý hiện đại, tác phong công nghiệp, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động. 

Để đảm bảo vai trò là Bộ luật gốc điều chỉnh quan hệ lao động và các quan hệ xã hội khác có liên quan đến quan hệ lao động nhưng để tránh trùng lắp với các quy định trong luật chuyên ngành (Luật số 72), trên cơ sở những điểm tiến bộ và phù hợp trong quy định của BLLĐ năm 2012, BLLĐ năm 2019 hầu như giữ quy định về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại mục 3 Chương XI.

Tuy nhiên, để tránh chồng chéo với Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ luật đã khái quát hơn nội dung trong một điều luật. Theo đó, chủ yếu chỉ quy định mang tính nguyên tắc, thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời khẳng định, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. 

Bên cạnh việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân tìm kiếm thị trường, xúc tiến các hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam tìm kiếm nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là nguồn lao động là công dân Việt Nam để góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê thì tính đến quý 4 năm 2017, cả nước có khoảng 3,8 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động là công dân Việt Nam làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, BLLĐ năm 2019 đã quy định:

Công dân Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc làm việc cho cá nhân là công dân nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam và được pháp luật bảo vệ”.

Việc tuyển dụng, quản lý lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật và văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài muốn tuyển dụng lao động là người Việt Nam thì bắt buộc phải thông qua Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc thông qua tổ chức được Bộ Ngoại giao giao hoặc ủy quyền. Trường hợp các tổ chức này không tuyển chọn, giới thiệu được người lao động Việt Nam theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì tổ chức, cá nhân nước ngoài mới được trực tiếp tuyển dụng người lao động Việt Nam. 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi