Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao, hàng hải, hàng không
Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao, hàng hải, hàng không được áp dụng một số chế độ phù hợp về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Chính phủ.
Quy định về Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao, hàng hải, hàng không
Điều 166 Bộ luật lao động quy định về Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao, hàng hải, hàng không như sau:
Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao, hàng hải, hàng không được áp dụng một số chế độ phù hợp về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Chính phủ.
Tư vấn về Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao, hàng hải, hàng không
Lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao, hàng hải, hàng không là những lĩnh vực có tính chất đặc thù, người lao động làm việc trong các lĩnh vực này có một số điểm khác biệt so với những lao động khác, từ độ tuổi, trình độ đào tạo đến các điều kiện về lao động, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Đối với lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao
Đây là lĩnh vực đòi hỏi có năng khiếu, sự rèn luyện, rèn dũa trong quá trình tham gia đào tạo, huấn luyện, biểu diễn, vì vậy phần lớn người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao thường tham gia lao động từ rất sớm, thông thường từ 8 tuổi đến 40 tuổi. Các em trong độ tuổi vừa tham gia thi đấu, huấn luyện, trình diễn, vừa tham gia học văn hóa, đồng thời đang trong giai đoạn phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.
Trong khi đó đặc thù của ngành nghề, lĩnh vực này phải hoạt động tập luyện, thi đấu, trình diễn vào các ngày nghỉ, ngoài giờ, thậm chí nhiều cuộc thi đấu, biểu diễn diễn ra vào ban đêm, ngày lễ, tết, thời gian luyện tập, thi đấu, biểu diễn vượt quá số giờ làm việc theo quy định của luật.
Việc triệu tập đối với huấn luyện viên, vận động viên nhiều đợt trong năm, có những đội một năm được triệu tập 03 lần khiến các Trung tâm huấn luyện thể thao phải ký hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần trong một năm cũng đang vi phạm quy định về loại hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, thực tế hiện nay nhiều trường hợp lao động làm việc trong lĩnh vực này không được ký kết hợp đồng lao động và không tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhất là đối với lao động chưa thành niên.
Vì vậy, cần thiết phải quy định về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động mà đặc biệt đối với người chưa thành niên tham gia lao động trong các lĩnh vực này là để đảm bảo vừa thống nhất với các quy định chung của luật vừa phù hợp với tính chất đặc thù của ngành nghề, lĩnh vực này.
Thứ hai: Đối với lĩnh vực hàng hải, hàng không
Công việc trong lĩnh vực hàng hải, hàng không có đặc thù là những công việc có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và luật của nước ngoài. Hai lĩnh vực này có yêu cầu về an toàn rất cao do làm việc trong các môi trường ở dưới nước hoặc trên bầu trời, chịu tác động lớn của tình hình thời tiết, khí hậu.
Theo Công ước lao động hàng hải năm 2006 thì chủ tàu phải có trách nhiệm ký hợp đồng lao động với thuyền viên, thỏa thuận về việc trả lương, các điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với thuyền viên; bản sao hợp đồng lao động phải được lưu giữ trên tàu để xuất trình các cơ quan có thẩm quyền tại các cảng mà tàu ghé vào để kiểm tra.
Tuy nhiên, do đặc thù của công việc trong lĩnh vực hàng hải là thời gian làm việc của các thuyền viên trên tàu không trọn năm, thường chỉ từ 06 tháng đến 10 tháng, các tháng còn lại thuyền viên rời tàu để lên bờ nghỉ phép, nghỉ bù ngày lễ, tết và nghỉ chờ tiếp tục quay trở lại tàu làm việc, thời gian nghỉ này thuyền viên không được doanh nghiệp trả lương và đóng bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, thông thường chủ tàu sẽ sử dụng lao động thuê lại từ các doanh nghiệp cho thuê lại lao động nhưng thực tế này đang gặp phải vướng mắc do pháp luật Việt Nam quy định chủ tàu có trách nhiệm quản lý, điều hành thuyền viên nhưng không có trách nhiệm ký hợp đồng lao động và chi trả tiền lương cho thuyền viên mà chỉ trả phí dịch vụ thuê lại lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Công việc trong lĩnh vực hàng hải, hàng không là những công việc có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao (thuyền trưởng, thuyền viên, phi công, nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay; nhân viên điều độ, khai thác bay…), thời gian huấn luyện và đào tạo dài, kinh phí đào tạo lớn, liên quan đến an ninh, an toàn hàng hải, hàng không. Do đó, ngoài việc kiểm soát chặt chẽ các yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất, thì yếu tố con người, đặc biệt là các thuyền viên, nhân viên hàng không trình độ cao chi phối rất nhiều đến vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn trong khai thác.
Vì vậy, việc quy định về chế độ lao động đặc thù đối với lĩnh vực hàng hải, hàng không là cần thiết. Trong đó, liên quan đến thời hạn phải thông báo trước khi thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tại văn bản hướng dẫn ban hành năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải’ quy định nhân viên hàng không trình độ cao phải báo trước 120 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quy định này đã gây ra phản ứng của một bộ phận người lao động trong ngành hàng không do chưa phù hợp với Điều 37 của BLLĐ năm 2012 (thời hạn báo trước là 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn).
Căn cứ vào tình hình thực tế, tính chất đặc thù của lĩnh vực hàng hải, hàng không và một số ngành nghề, lĩnh vực khác, BLLĐ năm 2019 (điểm d khoản 1 Điều 35 và điểm d khoản 2 Điều 36) đã giao Chính phủ quy định thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động và người sử dụng lao động đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù.
Theo đó, Chính phủ quy định thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số vị trí, công việc thuộc lĩnh vực hàng hải, hàng không là 120 ngày (hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên) và ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng).
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Công ty dưới 10 người có phải thành lập công đoàn?
Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện của giai cấp công nhân, tri thức và người lao động, đó là một tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao...
Hết hạn hợp đồng lao động tiếp tục làm việc xử lý thế nào?
hợp đồng lao động có hai loại là hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng có thời hạn. Đối với hợp đồng lao động có thời hạn, khi hết hạn hợp đồng người lao động vẫn tiếp tục làm việc sẽ bị xử lý theo quy định của pháp...
Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên?
Do cơ thể người lao động chưa thành niên rất nhạy cảm với các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong quá trình lao động, lại thiếu kinh nghiệm phòng tránh tác hại và các rủi ro trong quá trình thực hiện nghĩa vụ lao...
Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt
Việc quy định trực tiếp trách nhiệm của các bộ, ngành quản lý cụ thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt là điểm khá tiến bộ, phù hợp với tiêu chuẩn lao động của ILO....
Xem thêm