Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Người lao động có bắt buộc phải tham gia công đoàn không?
  • Thứ bẩy, 17/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 525 Lượt xem

Người lao động có bắt buộc phải tham gia công đoàn không?

Tổ chức công đoàn đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Người lao động có bắt buộc phải tham gia công đoàn không?

Công đoàn là tổ chức đại diện của người lao động, chăm lo, bảo vệ các quyền và lọi ích hợp pháp của người lao động. Vậy người lao động tham gia công đoàn có quyền và trách nhiệm gì? Người lao động có bắt buộc phải tham gia công đoàn không?

Công đoàn là gì?

Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Quyền và trách nhiệm của công đoàn

Tổ chức công đoàn có các quyền và trách nhiệm như sau:

– Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

– Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội;

– Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật;

– Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị;

– Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

– Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động;

– Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở

Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn

Thứ nhất: Quyền của đoàn viên công đoàn

– Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

– Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.

– Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.

– Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.

– Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.

– Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.

– Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

Thứ hai: Trách nhiệm của đoàn viên công đoàn

– Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

– Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

– Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn.

Người lao động có bắt buộc phải tham gia công đoàn không?

Khoản 1 Điều 170 quy định về quyền thành lập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau: “Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.”

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 5 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn: “Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.”

Do đó, dựa theo những quy định nêu trên, có thể thấy việc tham gia công đoàn là quyền của người lao động, vì vậy không bắt buộc người lao động phải tham gia công đoàn.

Bắt buộc người lao động tham gia công đoàn bị xử lý như thế nào?

Bộ luật Lao động 2019 nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi ép buộc người lao động tham gia, không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn thì mới giao kết, gia hạn hợp đòng lao động hay tuyển dụng người lao động (Theo Điểm a Khoản 1 Điều 175).

Trong trường hợp người sử dụng lao động vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 175 thì có thể bị xử lý hành chính là phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 36 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Người lao động nào được miễn đóng đoàn phí công đoàn?

Luật Công đoàn năm 2012 quy định đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Do đó, chỉ những người lao động là đoàn viên công đoàn mới phải thực hiện đóng đoàn phí công đoàn.

Bên cạnh đó, Điều 23 Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định về trường hợp được miễn đóng đoàn phí công đoàn: “Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.”

Trên đây là nội dung bài viết Người lao động có bắt buộc phải tham gia công đoàn không? của Luật Hoàng Phi, mọi thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6557

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi