Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Người lao động cao tuổi là gì? Quy định về người cao tuổi?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1198 Lượt xem

Người lao động cao tuổi là gì? Quy định về người cao tuổi?

Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Điều 169 BLLĐ năm 2019. Với độ tuổi này, nhìn chung người lao động đã được xác định hết tuổi lao động, song họ là những người có nhiều kinh nghiệm đã được tích lũy sau quá trình lao động lâu dài trước đó.

Khái niệm lao động cao tuổi theo Bộ luật lao động

Điều 148. Người lao động cao tuổi

1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này. 

2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. 

3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. 

Tư vấn về người lao động cao tuổi theo Bộ luật lao động

Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Điều 169 BLLĐ năm 2019. Với độ tuổi này, nhìn chung người lao động đã được xác định hết tuổi lao động, song họ là những người có nhiều kinh nghiệm đã được tích lũy sau quá trình lao động lâu dài trước đó.

Để đáp ứng yêu cầu của một số công việc hoặc lĩnh vực lao động cũng như đáp ứng nhu cầu tiếp tục cống hiến của người lao động, Điều 148 quy định nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. 

Tuy nhiên, do đặc điểm riêng về độ tuổi nên người lao động cao tuổi khó có thể thực hiện được các công việc nặng nhọc đòi hỏi tiêu hao nhiều sức khỏe và cường độ lao động cao, duy trì hoặc kéo dài thời giờ làm việc, làm đêm, làm việc trong điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại. Ngoài ra, việc suy giảm thể lực và trí lực của họ có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm trong quá trình lao động, gây tai nạn hoặc những rủi ro khác làm thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người lao động và tài sản, lợi ích của doanh nghiệp.

Bởi vậy, cùng với việc khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc, Điều 148 quy định người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Quy định như vậy là hợp lý, không chỉ tạo sự linh hoạt để người lao động cao tuổi có thể cống hiến sức lao động, kinh nghiệm phù hợp với sức khỏe, khả năng lao động của họ, mà còn nhằm bảo vệ người lao động cao tuổi trong quá trình thực hiện nghĩa vụ lao động. 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi