Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Người lạ chuyển tiền vào tài khoản xử lý như thế nào?
  • Thứ ba, 28/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3575 Lượt xem

Người lạ chuyển tiền vào tài khoản xử lý như thế nào?

Đối với trường hợp chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng khác thì việc nhận lại tiền sẽ khó và lâu hơn bởi vì còn tùy thuộc vào mức độ làm việc của hai bên ngân hàng.

Thực tế thấy được rằng việc giả chuyển khoản nhầm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra rất phổ biến hiện nay. Người lạ chuyển tiền vào tài khoản xử lý như thế nào?

Cách xử lý khi chuyển nhầm tiền trong tài khoản

Khi chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có không ít những trường hợp chuyển nhầm do nhầm số tài khoản bởi vì số tài khoản của các ngân hàng khác nhau, có dãy số ngắn, dãy số dài, chỉ cần nhập nhầm một chữ số đã sang tài khoản của người khác.

Do đó khi phát hiện ra chuyển khoản nhầm cần thực hiện như sau:

– Kiểm tra và chụp lại hình ảnh giao dịch đã chuyển nhầm tiền rồi đến chi nhánh ngân hàng gần nhất mà bạn đang sử dụng để được hỗ trợ.

– Khi đến ngân hàng thì thông báo với nhân viên giao dịch về việc chuyển khoản nhầm cho người khác.

– Cung cấp các thông tin cá nhân và điền mẫu đơn theo yêu cầu của nhân viên ngân hàng. Sau khi tiến hành kiểm tra và xác nhận thông tin là giao dịch nhầm thì ngân hàng sẽ liên hệ với người nhận và yêu cầu họ trả lại tiền cho bạn.

Thời gian nhận tiền sẽ tương đối lâu bởi vì ngân hàng sẽ phải liên hệ và làm việc với người nhận tiền.

Đối với trường hợp chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng khác thì việc nhận lại tiền sẽ khó và lâu hơn bởi vì còn tùy thuộc vào mức độ làm việc của hai bên ngân hàng.

Người lạ chuyển tiền vào tài khoản xử lý như thế nào? trong nội dung tiếp theo sẽ giải đáp vấn đề này.

Người lạ chuyển tiền vào tài khoản xử lý như thế nào?

Khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm thì người nhận cần lưu ý không được rút ra sử dụng số tiền ấy vào việc chi tiêu cá nhân mà cần phải thông báo với ngân hàng về việc có nhận được tiền từ số tài khoản của người lạ.

Sau khi nhận được thông tin thì ngân hàng sẽ xác minh và yêu cầu chuyển lại số tiền cho bên chuyển nhầm.

Nếu nhận được điện thoại từ ngân hàng thì cần phải kiểm tra xem đó có đúng là số điện thoại của ngân hàng hay không bởi vì hiện nay có rất nhiều trường hợp lừa đảo, giả danh ngân hàng. Để chắc chắn hơn, chủ tài khoản vẫn nên đến ngân hàng để làm việc trực tiếp.

Người lạ chuyển tiền vào tài khoản xử lý như thế nào? Như đã phân tích ở trên thì khi người lạ chuyển tiền vào tài khoản cần phải thông báo ngay với ngân hàng để có phương án xử lý phù hợp.

Tiêu tiền người khác chuyển khoản nhầm có phạm tội không?

Có thể thấy được rằng việc chuyển khoản nhầm xảy ra tương đối phổ biến hiện nay thực tế có những trường hợp khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm mà tự ý rút để sử dụng mà không thông báo với ngân hàng. Vậy khi tiêu tiền người khác chuyển khoản nhầm có bị phạm tội không?

Theo quy định tại Điều 579 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ hoàn trả như sau:

Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Theo đó khi người khác chuyển khoản nhầm tiền vào tài khoản thì người nhận nên liên hệ với ngân hàng giải quyết.

Nếu số tiền bị chiếm giữ trái phép dưới 10 triệu đồng, người thực hiện vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Nếu số tiền chiếm giữ từ 10.000.000 đồng trở lên thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy đối với trường hợp người nhận tiền chuyển nhầm của người khác mà giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

Hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật mà không trả lại thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đối với trường hợp phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra nếu tiêu tiền chuyển nhầm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên đến dưới 500.000.000 đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 177 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội sử dụng trái phép tài sản.

Mong rằng qua nội dung bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cơ bản về Người lạ chuyển tiền vào tài khoản xử lý như thế nào? để có thể đưa ra phương án xử lý phù hợp tránh những vi phạm pháp luật không đáng có

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi